Tăng cường quảng bá và nhận diện thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn Hà Nội (Trang 96 - 98)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân độ

4.2.6. Tăng cường quảng bá và nhận diện thương hiệu

* Xây dựng, phát triển thƣơng hiệu MB

Trong bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì thƣơng hiệu có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp nói chung và MB nói riêng ngân hàng. Một thƣơng hiệu ngân hàng mạnh phải hội tụ đƣợc các đặc điểm: là một thƣơng hiệu lớn (đƣợc quốc tế công nhận), có chất lƣợng cao, tạo ra sự khác biệt, độ nhận diện cao, tạo ra sự thu hút khách hàng và tạo đƣợc sự trung thành từ khách hàng. Để xây dựng đƣợc thƣơng hiệu MB lớn mạnh thì ngân hàng cần:

- Xác định và kiên định với giá trị cốt lõi của mình, định vị đƣợc thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

- Nhất thể hóa đƣợc hình ảnh của ngân hàng thông qua hệ thống nhận diện nhất định đƣợc thể hiện bởi giá trị cốt lõi của ngân hàng.

- Nhất thể hóa ý chí và hành động từ lãnh đạo ngân hàng tới toàn bộ cán bộ nhân viên cấp dƣới trong việc thể hiện ra bên ngoài hình ảnh của ngân hàng.

- Quản trị và xây dựng thƣơng hiệu ngân hàng cần triển khai tại tất cả các cấp độ trong hệ thống ngân hàng. Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng phải

có mối gắn kết mật thiết với định hƣớng xây dựng thƣơng hiệu để đạt đƣợc mục tiêu cao nhất.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Nâng cao chất lƣợng phục vụ của nhân viên ngân hàng: thái độ giao tiếp niềm nở, thời gian phục vụ nhanh chóng, xử lý giao dịch chuẩn xác, không gian quầy giao dịch sạch sẽ, ngăn nắp, trang phục giao dịch viên lịch sự, sang trọng… Xây dựng các biểu tƣợng bề ngoài cho mình nhƣ: trang phục của nhân viên, cách bài trí trụ sở, slogan, logo…Tất cả cần thống nhất và đồng bộ về kiểu dáng, màu sắc, hình ảnh từ Hội sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, tạo ấn tƣợng cho khách hàng nhớ và quen thuộc.

* Tăng khả năng tiếp cận và gắn kết khách hàng Để thực hiện điều này, MB cần:

- Xây dựng một chiến lƣợc khách hàng đúng đắn, lâu dài. Xây dựng, giữ vững, phát triển mối quan hệ lâu bền giữa ngân hàng và khách hàng, đặc biệt là các nhóm khách hàng chiến lƣợc. Cần phải đánh giá cao và có những cơ chế, chính sách đãi ngộ ƣu tiên cho khách hàng truyền thống và có uy tín. Khi xây dựng chiến lƣợc ngân hàng phải hết sức lƣu tâm tới nhóm khách hàng này.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại thông qua các chƣơng trình tài trợ, các kênh liên kết với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề hay các sở kế hoạch đầu tƣ…

* Tăng cƣờng hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh

- Đầu tƣ lớn cho chiến lƣợc truyền thông mạnh mẽ nhằm xây dựng tên tuổi thông qua ác chƣơng trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thƣơng hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chƣơng trình quảng cáo trên phƣơng tiện thông tin đại chúng dƣới nhiều hình thức nhƣ: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, Email Marketing, Social Media…, liên kết với các thƣơng hiệu uy tín trong và ngoài nƣớc nhƣ Vincom, Vietnamairline, Vietjet, JCB…

- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động cộng đồng xã hội: xây dựng các ủng hộ các hoạt động từ thiện (trẻ em, ngƣời khuyết tật, ngƣời có công…), tài trợ kinh phí cho các chƣơng trình nhân đạo (khám chữa bệnh cho trẻ em, ngƣời nghèo…), tài trợ các chƣơng trình xã hội có đông đảo ngƣời quan tâm (giải chạy bộ toàn quốc, giải bóng đá vô địch quốc gia…).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn Hà Nội (Trang 96 - 98)