CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Quân độ
4.2.1. Nâng cao năng lực tài chính
* Tăng quy mô vốn
Có nhiều biện pháp để tăng quy mô vốn, trong đó MB có thể sử dụng một số biện pháp sau:
- Tăng vốn nội bộ: cụ thể là từ lợi nhuận để lại hàng năm. Năm 2018, MB đã thực hiện tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu 14%. Đây là nguồn vốn tự có bổ sung rất quan trọng đối với ngân hàng. Biện pháp này có ƣu điểm nhanh, tiết kiệm chi phí và không bị phụ thuộc vào thị trƣờng bên ngoài. Tuy nhiên, biện pháp này có nhƣợc điểm là ngân hàng cần cân đối tỷ lệ hợp lý trong lợi nhuận giữa lại để tăng vốn tự có hay dùng để chi trả cổ tức. Nếu ngân hàng dành tỷ lệ quá cao cho chi trả cổ tức sẽ dẫn đến tăng trƣởng vốn chậm, ngƣợc lại nếu tỷ lệ này quá thấp sẽ ảnh hƣởng đến cổ tức chi trả hàng năm thấp làm giảm giá trị thị trƣờng của cổ phiếu ngân hàng. Vì vậy, nếu MB sử dụng một tỷ lệ hợp lý trong lợi nhuận hàng năm để bổ sung vốn tự có ổn định hàng năm, tƣơng ứng với tốc độ tăng trƣởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của ngân hàng và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ngân hàng.
- Phát hành cổ phiếu: Phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu là biện pháp đƣợc rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp có tình hình hình kinh doanh thuận lợi. Năm 2018, MB đã phát hành 90.775.268 cổ phiếu để trả cổ tức (5%). Giải pháp này có một số ƣu điểm sau:
+ Nguồn vốn lớn hơn cho phép MB mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp MB giảm bớt việc phụ thuộc vào nguồn vốn vay, có đủ năng lực tài chính để đầu tƣ máy móc, thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng yêu cầu khách hàng; tạo điều kiện cho MB có thể nắm bắt đƣợc những cơ hội kinh doanh tốt.
+ Với nguồn vốn lớn giúp MB nâng cao năng lực tài chính, chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ đầu tƣ.
+ Việc phát hành cổ phiếu cho các đối tác chiến lƣợc ngoài việc là nhằm nâng cao tiềm lực về vốn, MB có thể tận dụng đƣợc các thế mạnh, lợi thế của cổ đông chiến lƣợc cũng nhƣ nhanh chóng chuyển giao đƣợc những kinh nghiệm quản lý và công nghệ ngân hàng tiên tiến.
Ngƣợc lại việc phát hành cổ phiếu cũng có những nhƣợc điểm nhất định mà nếu MB không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến những hệ lụy: đầu tiên là quyền sở hữu bị chia nhỏ ra. Các cổ đông sẽ có những ảnh hƣởng, chi phối nhất định tới hoạt động kinh doanh của MB. Thứ hai là việc phát hành cổ phiếu thƣờng là rất tốn kém chi phí, thời gian lâu.
- Phát hành trái phiếu/trái phiếu chuyển đổi: trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà ngƣời nắm giữ có khả năng chuyển đổi chúng thành một lƣợng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành trong tƣơng lai. Loại trái phiếu này có ƣu điểm là ngoài việc đƣợc hƣởng lãi suất, ngƣời nắm giữ còn đƣợc hƣởng lợi từ việc tăng giá của cổ phiếu khi chuyển đổi. Trong năm 2018, MB phát hành thành công trái phiếu kỳ hạn 5 năm 1 ngày với trị giá hơn 1.400 tỷ đồng.
tố duy nhất quyết định sự thành công của ngân hàng. Nếu vốn tăng quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng, các nguồn lực và hoạt động của ngân hàng lại không tăng tƣơng ứng, trình độ quản lý không theo kịp sẽ dẫn đến dƣ thừa vốn và sử dụng vốn thiếu hiệu quả. Vì vậy để thực hiện mục tiêu tăng tiềm lực tài chính ngân hàng phải xác định đƣợc mức vốn tự có cần thiết hợp lý đủ đề bù đắp rủi ro cũng nhƣ lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn trong từng giai đoạn phát triển.
*Nâng cao năng lực quản trị rủi ro
Bên cạnh việc tăng vốn, phòng ngừa rủi ro tín dụng để tối thiểu hóa các thiệt hại do rủi ro cũng nhƣ giảm chi phí dự phòng, chi phí xử lý nợ xấu cũng là biện pháp đƣợc MB đặc biệt chú trọng. Một số giải pháp MB có thể triển khai nhƣ sau:
- Nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng từ cấp lãnh đạo cho đến đội ngũ cán bộ nhân viên. Tăng cƣờng đào tạo về kỹ năng quản lý, quản trị ngân hàng cho các cấp lãnh đạo; tăng cƣờng bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cũng nhƣ kỹ năng nhận diện rủi ro cho nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng.
- Triển khai mô hình 3 vòng quản trị rủi ro: Ngoài ra, MB liên tục tổ chức kiện toàn bộ máy quản lý thông qua việc ứng dụng mô hình 3 vòng bảo vệ vào hoạt động quản trị của ngân hàng đảm bảo phân tách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tránh chồng chéo, tăng ý thức trách nhiệm của toàn ngân hàng trong việc nhận diện, đánh giá, theo dõi và kiếm soát rủi ro. Trong đó, các khâu tiềm ẩn rủi ro xung đột lợi ích nhƣ bán hàng, thẩm định, phê duyệt và hỗ trợ tín dụng đƣợc tổ chức độc lập nhau, đảm bảo khách quan, minh bạch và phát huy tối đa hiệu quả của từng khâu cũng nhƣ tổng thể quy trình cung cấp dịch vụ.
+ Tăng cƣờng công tác thẩm định khách hàng trên nhiều khía cạnh trên đó xây dựng chuẩn hóa các tiêu chí thẩm định và phê duyệt khách hàng theo phân khúc, ngành nghề…Đặc biệt xây dựng đội ngũ thẩm định và phê duyệt chuyên gia theo phân khúc, theo ngành nghề, địa bàn để nâng cao tính chuyên môn hóa và am hiểu.
+ Xây dựng mối quan hệ gắn kết lâu dài với khách hàng, đƣa vào ứng dụng hệ thống PD (xác suất vỡ nợ) để thông qua các hoạt động giao dịch thƣờng nhật của khách hàng ngân hàng có thể đánh giá đƣợc hành vi khách hàng, từ đó đƣa ra những dự báo tƣơng lai về các rủi ro có thể phát sinh.
+ Tăng cƣờng kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay và kiểm soát sau vay: Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng phải thƣờng xuyên kiểm tra đánh giá mục đích sử dụng vốn vay đảm bảo khách hàng sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng lợi dụng rút vốn ngân hàng vào các mục đích khác. Quá trình giám sát sau vay để kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, tính tuân thủ các điều kiện đã quy định tại hợp đồng tín dụng cũng nhƣ tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng đặc biệt quan trọng. Công tác giám sát trong và sau cho vay cũng cần đƣợc triển khai đồng bộ, nâng cao vai trò của các đơn vị kiểm tra kiểm soát tuân thu độc lập với đơn vị kinh doanh.
+ Thực hiện các biện pháp để nhận diện và phân loại rủi ro tín dụng: Bên cạnh rủi ro tín dụng, MB tiếp tục nâng cấp, mở rộng phạm vi ứng dụng các công cụ định lƣợng vào hoạt động quản trị các rủi ro trọng yếu của Ngân hàng (rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng…) nhƣ mô hình VaR, bộ chỉ tiêu xếp hạng khách hàng FIs, các mô hình dự báo (Arima, VAR…) nhằm mục tiêu nâng cao mức độ chính xác công tác dự báo rủi ro trong tƣơng lai giảm thiểu những tác động từ các biến cố không mong muốn.
định của NHNN để có biện pháp xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra.