CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân đội trong tính dụng
3.3.1. Cạnh tranh bằng giá
Cạnh tranh bằng giá là hình thức khá phổ biến vì tác động trực tiếp vào lợi ích tài chính của khách hàng, do đó giúp ngân hàng nhanh chóng đạt mục tiêu về thị phần và doanh số. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của hình thức này là thƣờng khiến ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận. Chạy theo cuộc đua về giá, ngân hàng thƣờng phải trả giá bằng chi phí tăng đột biến, đối mặt với nguy cơ rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản. Cạnh tranh bằng giá là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng lớn, có tiềm lực tài chính mạnh. Cạnh tranh bằng giá có thể đạt đƣợc thông qua tăng cƣờng tiềm lực tài chính; cải tiến công nghệ để giảm chi phí vận hành, chi phí nhân lực, chi phí phân phối; hợp tác lâu dài với các đối tác cung cấp đầu vào.
Tại địa bàn Hà Nội, các ngân hàng thƣơng mại đang đua nhau sử dụng giá để cạnh tranh lỗi kéo khách hàng. Trong nhóm ngân hàng thƣơng mại thƣờng chia thành 4 nhóm:
- Nhóm NHTM nhà nƣớc: Gồm 4 “tứ trụ” của hệ thống NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank. Đây là nhóm có mức giá (lãi suất cho vay, phí) thấp nhất do có lợi thế về mặt quy mô huy động và tín dụng. Đây cũng chính là nhóm đối thủ cạnh tranh chính của MB về giá.
- Nhóm NHTM nƣớc ngoài/liên doanh: Nhóm này có lợi thế về giá đặc biệt là về ngoại tệ do có nguồn ngoại tệ dồi dào.
- Nhóm NHTMCP quy mô lớn bao gồm MB, Techcombank, Vpbank, Sacombank… Nhóm này có mức giá trung bình.
- Nhóm các NHTMCP quy mô nhỏ bao gồm OCB, HDB, Tpbank, Maritimebank… Nhóm này thƣờng có mức giá cao hơn các nhóm còn lại.
Biểu đồ 3.4. LSCV ngắn hạn bình quân 2017 của các NHTM tại Hà Nội
Nguồn: Số liệu khảo sát khách hàng, website các ngân hàng
7,2% 7,3% 7,5% 7,8% 8,1% 8,5% 8,0% 7,9% 8,2% 8,5% 8,6% 9,5% 8,5% 8,6% 8,7% 9,5% 10,0% 11,5% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% SME VỪA SME NHỎ SME SIÊU NHỎ
Biểu đồ 3.5. Phí bảo lãnh bình quân 2017 của các NHTM tại Hà Nội
Nguồn: Số liệu từ biểu phí các ngân hàng
Nhờ lợi thế về quy mô nên các ngân hàng lớn sẵn sàng chấp nhận đánh đổi bán giá thấp nhƣng vẫn đảm bảo lợi nhuận. Hiệu quả của việc cấp tín dụng thể hiện qua chỉ số tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của một số ngân hàng thƣơng mại nhƣ sau:
Biểu đồ 3.6. Hệ số NIM của các ngân hàng
Nguồn: BCTC các ngân hàng, VCBS 1,20% 1,00% 1,20% 1,50% 1,80% 2,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50%
Nhƣ vậy có thể thấy nếu cạnh tranh về giá hiện tại MB đang có lợi thế hơn so với nhóm các NHTMCP tƣ nhân nhƣng lại không có lợi thế so với nhóm NHTM nhà nƣớc. Đặc biệt từ giữa năm 2017, MB thay đổi chiến lƣợc kinh doanh không tập trung cạnh tranh về giá thì khoảng cách giữa MB và nhóm “4 trụ” ngày càng đƣợc nới rộng.
Cơ sở để các ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về giá có thể kể đến:
Thứ nhất là nguồn huy động vốn lớn, đặc biệt là huy động vốn không kỳ
hạn. Đây là nguồn huy động vốn với chi phí rất thấp, chỉ khoảng 0.3%/năm so với huy động vốn có kỳ hạn lãi suất ~ 5% -7%/năm. Nhờ chi phí đầu vào thấp nên các ngân hàng có lợi thế để giảm lãi suất, phí cho vay đầu ra.
Huy động vốn giá rẻ đến từ nhiều nguồn khác nhau: vốn chủ sở hữu của các ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn trên tài khoản thanh toán của KHCN, KHDN, các đơn vị có nguồn tiền nhàn rỗi lớn (các đơn vị hành chính sự nghiệp, các ban quản lý dự án, các bộ ban ngành). Và đặc biệt MB còn có lợi thế khi có nhóm khách hàng chiến lƣợc có nguồn huy động vốn lớn là các cổ đông chiến lƣợc (Viettel, Tân Cảng, Bộ quốc phòng…). Bên cạnh đó là các dự án nguồn vốn quốc tế hỗ trợ vay giá rẻ nhƣ SMEFF II hay JICA của Nhật Bản và Ngân hàng phát triển Châu Á.
Bảng 3.8. Cơ cấu VCSH và HĐV của các NHTM năm 2017
Đơn vị tính: tỷ ồng
Ngân hàng VCSH Tổng HĐV CASA CAS/HĐV Tỷ lệ
Vietcombank 51.289 764.323 254.236 33% Vietinbank 63.765 821.461 159.518 19% BIDV 44.384 887.061 167.202 19% MBB 28.191 256.388 90.595 35% TCB 24.970 192.245 42.706 22% VPB 25.912 141.385 20.900 15%
Nhƣ vậy có thể thấy VCB và MB đang là 2 ngân hàng có tỷ lệ huy động vốn KKH cao nhất trong hệ thống các NHTM lớn đƣợc khảo sát. Tuy nhiên về quy mô CASA thì VCB đang đứng đầu tiếp theo là BIDV và CTG, với quy mô CASA gấp 2-3 lần so với MB.
Thứ hai, lợi thế về quy mô tín dụng và huy động vốn cho phép các ngân
hàng giảm giá nhƣng vẫn đảm bảo lợi nhuận hay nói cách khác cho phép các ngân hàng lấy số lƣợng bù chất lƣợng. Lợi thế này đang thuộc về nhóm “ 4 trụ” khi có quy mô huy động vốn và cấp tín dụng cao gấp 4-5 lần MB.