CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Quân đội trong tính dụng
3.3.2. Cạnh tranh bằng công nghệ
Có thể nói công nghệ hiện đại là yếu tố quyết định sức cạnh tranh. Năng lực công nghệ đi đối với khả năng phát triển mạng lƣới và đa dạng hóa, phát triển sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra, trong công tác quản trị ngân hàng, công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng trong việc hoàn thiện và đƣa ra các sản phẩm có tính đột phá cao trên thị trƣờng. Kế đến, yêu cầu tập trung và chia sẻ thông tin mạnh mẽ trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng là yêu cầu tất yếu cho công tác quản lý rủi ro hiệu quả và yêu cầu này chỉ đƣợc thực hiện tốt nhất khi công nghệ thông tin đƣợc áp dụng một cách triệt để nhất. Thực tế trên thế giới đã chứng minh việc xây dựng các quy trình quản lý rủi ro với các chuẩn mực quốc tế chỉ có thể thực hiện một cách tốt nhất trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Sự phát triển về quy mô thƣờng gắn liền với yêu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Hầu hết các NHTMCP đã và đang triển khai các chƣơng trình phần mềm quản lý, phần mềm kế toán và thanh toán, phần mềm giao dịch,... hiện đại của các hãng nổi tiếng trên thế giới và do các hãng có uy tín cung cấp và lắp đặt.
Năng lực công nghệ thể hiện qua khả năng đổi mới công nghệ; mức độ đáp ứng của công nghệ đối với nhu cầu thị trƣờng; tỷ lệ nghiệp vụ đƣợc xử lý
bằng công nghệ hiện đại, hỗ trợ phát triển sản phẩm, kênh phân phối, quản lý,… Tại Việt Nam, theo các chuyên gia tài chính nhận định, năm 2018, kinh doanh dùng công nghệ số sẽ đóng góp 44% doanh thu của ngân hàng so với mức 32% của năm 2013.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2006, hàng loạt các NHTMCP đẩy mạnh công tác đầu tƣ vào trang bị thiết bị hệ thống công nghệ thông tin theo hƣớng ngày càng hiện đại hoá. Trong đó dự án ngân hàng lõi hay còn gọi là “core banking” đƣợc xem là công nghệ tiên tiến nhất kết nối toàn hệ thống để 1 NH có thể kiểm soát hoạt động của các chi nhánh, các phòng giao dịch, đồng thời cũng cho phép khách hàng mở tài khoản một nơi nhƣng sử dụng đƣợc nhiều nơi, đƣợc các NH hoàn thành triển khai và ứng dụng vô cùng hiệu quả.
Bảng 3.9. Một số những ứng dụng ngân hàng lõi “core banking”
Tên NH Chi phí Thời gian triển
khai
Đối tác thực hiện
ACB 2 triệu USD 2 năm Unisys
Sacombank 3,2 triệu USD 1 năm Temenos
Techcombank 2 triệu USD 2 năm Temenos
MBB 1.2 triệu USD 2 năm Temenos
ABB 2,7 triệu USD 1 năm I-Flex
EIB 2,6 triệu USD 2 năm Huyndai
Nguồn : Tự khảo sát của tác giả
Ngƣợc lại với chiến lƣợc cạnh tranh bằng giá, nếu xét trên góc độ cạnh tranh về công nghệ thì nhóm các NHTM vừa và nhỏ lại đang có ƣu thế hơn so với nhóm NHTM nhà nƣớc. Đây có thể nói là bƣớc đi đúng đắn khi các ngân hàng đã nắm bắt kịp thời và mạnh dạn đầu tƣ cho công nghệ để đi trƣớc đón đầu nhu cầu của khách hàng.
Năng lực công nghệ thông tin đƣợc chú trọng đầu tƣ và cải thiện đáng kể; Xây dựng và triển khai đƣợc hạ tầng CNTT đạt chuẩn quốc tế TIA-942, vận
dụng và đổi mới công nghệ trong hoạt động ngân hàng đƣợc tăng cƣờng (CNTT đã kết nối 100% mạng lƣới Vietttel tại Việt nam và campuchia phát triển và bàn giao sử dụng 12 hệ thống phần mềm theo mục tiêu chiến lƣợc: Kinh doanh Treasury (F2B); phân bổ chi phí (cost perform); xếp hạng tín dụng và thẩm định tự động (CRA); luân chuyển chứng từ giao dịch tín dụng (process maker); phòng chống rửa tiền (AML); quản lý thu hồi nợ (Debt collection); quản lý hạn mức khách hàng (Limit); hạ tầng liên kết mobile banking với Viettel (Banklus) và mạng viễn thông khác (MB.plus); tin học hóa 3 quy trình: chuyển tiền quốc tế chiều đi, LC nhập khẩu, Tín dụng trên hệ thống BPM; hạ tầng ngân hàng giao dịch mới Ebanking cho KHDN; hạ tầng ngân hàng giao dịch mới Ebanking cho KHCN; triển khai chính thức hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM); cơ chế giá vốn (FTP); quản lý luồng quy trình BPM cho KHDN.
Ngày 12/1/2017, MB đã đƣợc The Asian Banker vinh danh ở 3 hạng mục giải thƣởng: “Best SME Bank of the Year in Vietnam - Ngân hàng dành cho doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam”, “Best CRM Project in Vietnam – Dự án CRM tốt nhất Việt Nam”, “Best Lending Platform Implemnetation – Dự án triển khai quản lý quy trình tín dụng tốt nhất Việt Nam”.
Giải thƣởng “Best CRM Project in Vietnam – Dự án CRM tốt nhất Việt Nam” đƣợc trao cho MB dựa trên những thành tựu ứng dụng nền tảng công nghệ trong quản lý thông tin khách hàng và quản trị lực lƣợng bán hàng. Với sự hợp tác của cổ đông chiến lƣợc Viettel, MB đã triển khai hệ thống CRM hỗ trợ số hóa nền tảng hoạt động hƣớng đến khách hàng. Hệ thống cho phép tiêu chuẩn hóa thông tin khách hàng, tăng độ chính xác bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu tổng thể, đa chiều. Trên nền tảng CRM, năm 2016, các ứng dụng di động dành cho nhân viên bán hàng (RM) của MB đã hỗ trợ cung cấp các thông tin chính sách, sản phẩm dịch vụ và thông tin giúp đánh giá nhu cầu
khách hàng, tạo điều kiện cung cấp các sản phẩm – dịch vụ mọi lúc mọi nơi. Dự án đã giúp MB tăng trƣởng các loại hình dịch vụ liên quan và khách hàng mới lần lƣợt là 15% và 30%.
“Best Lending Platform Implemnetation – Dự án triển khai quản lý quy trình tín dụng tốt nhất Việt Nam (BPM) là hệ thống khởi tạo và quản lý các khoản vay cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân đƣợc triển khai trên toàn bộ các điểm giao dịch của MB tại Việt nam. Dự án này cho phép MB quản lý quy trình khép kín từ thời điểm nhận đề nghị vay vốn cho đến khi khách hàng đƣợc giải ngân, nhằm phục vụ khách hàng tốt và nhanh hơn. Ngoài ra toàn bộ hồ sơ, chứng từ đƣợc điện tử hoá và luân chuyển tự động trên hệ thống góp phần tối ƣu hoá hoạt động nghiệp vụ trong toàn ngân hàng. Với khả năng tích hợp cao và hỗ trợ đa kênh cho phép MB giảm thời gian của quy trình xử lý cho vay lên tới 42% và tăng năng suất xử lý công việc lên 25%.
MB là 1 trong 10 ngân hàng đƣợc NHNN tin tƣởng lựa chọn triển khai Basel II từ tháng 2/2016 cùng với BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, Maritime Bank, Sacombank và. Với mực tiêu tiệm cận với tiêu chuẩn của hệ thống ngân hàng thế giới, MB đã triển khai triển khai Basel 2 từ trƣớc khi NHNN chính thức ban hành Thông tƣ 41. Năm 2012, MB đã thuê tƣ vấn Deloitte để xây dựng Khung quản trị rủi ro hoạt động gồm Chiến lƣợc, chính sách, khẩu vị rủi ro hoạt động và quy trình thực hiện 03 công cụ RRHĐ là LDC, RCSA và KRI. Đến năm 2014, MB đã phối hợp với Công ty Ernst& Young Singapore để thực hiện dự án phân tích khoảng cách và xây dựng lộ trình triển khai Basel 2. Lộ trình này bên cạnh việc tuân thủ lộ trình của NHNN, thì cũng xác định 25 cấu phần MB cần chủ động thực hiện để ứng dụng trong công tác quản trị và kinh doanh. Đến nay, MB đã hoàn thành 14 cấu phần, đƣa vào vận hành; và còn tiếp tục triển khai
11 cấu phần từ nay tới năm 2020 (các mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng PD, LGD, EAD; Kiểm tra sức chịu đựng về vốn và thanh khoản; Khung quản lý kinh doanh liên tục,…).