Nhận xét thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 90 - 93)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.Nhận xét thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu

2.4.1. Ưu điểm

- Hoạt động giảng dạy của các trường THCS trong quận 3 có nhiều chuyển biến tích cực, thu được nhiều thành tích đáng kể.

- Đa số GV có ý thức, trách nhiệm cao trong hoạt động phụ đạo . - GV có trình độ, năng lực chuyên môn khá vững

- CBQL có nhiều cố gắng trong việc tác động đến nhận thức của GV về vai trò trung tâm của người Thầy trong hoạt động giảng dạy nói chung, hoạt động phụ đạo nói riêng.

- CBQL chú trọng việc phân công GV tham gia hoat động phụ đạo, việc tổ chức xây dựng, quản lý kế hoạch, quản lý chương trình học, theo dõi và thực hiện qui chế chuyên môn.

- CBQL chú ý quản lý việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của GV, quan tâm xây dựng nề nếp sư phạm và một số hoạt động hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động giảng dạy như: trang bị CSVC, khen thưởng-trách phạt.

2.4.2. Hạn chế

- Chưa có văn bản hướng dẫn hoạt động phụ đạo HS yếu. - Chưa xây dựng chuẩn kiểm tra cho từng hoạt động riêng biệt.

- Chế độ chính sách đối với GV phụ đạo chưa phù hợp, so với yêu cầu nhiệm vụ còn nhiều bất hợp lý, quĩ tài chính phục vụ cho hoạt động phụ đạo hơi ít.

- Một số chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động phụ đạo - CBQL chưa thật năng động, tích cực trong công tác đổi mới quản lý. - Một số GV lớn tuổi, sức ỳ lớn, ngại đổi mới

- Việc kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, chủ quan, chưa tiếp cận được yêu cầu đổi mới.

- Việc phối hợp giữa lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa cao.

2.4.3. Nguyên nhân

- Nhận thức và thái độ của một số CBQL và giáo viên còn hạn chế. - Tìm hiểu và phân loại HS chưa quan tâm đầy đủ.

- Thiếu kinh phí và thời gian hỗ trợ cho hoạt động phụ đạo HS yếu. - Thực hiện các chức năng quản lý chưa tốt.

- Chưa thực hiện được các biện pháp quản lý phù hợp.

- Kiểm tra, giám sát chưa phát hiện được những bất cập nên điều chỉnh không kịp thời.

- Việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo chưa đồng bộ, ít chú trọng tới các lực lượng bên ngoài nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát , thăm dò ý kiến về công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu của HT một số trường THCS Quận 3 nhận thấy hầu hết CBQL và GV các trường đều có nhận thức đúng về mục tiêu hoạt động phụ đạo và sự cần thiết của hoạt động này. Tuy nhiên đi sâu vào từng khía cạnh của hoạt động này nhận thấy có những hạn chế mhất định như việc tổ chức hoạt động, lập kế hoạch phụ đạo còn chung chung, chưa cụ thể, còn bỏ qua các bước trong việc xây dựng lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động dẫn đến việc tổ chức hoạt động phụ đạo mang tính hình thức, chiếu lệ. Từ đó cho thấy công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu chưa được quan tâm nhiều, một số CBQL còn xem nhẹ hoạt động này dẫn tới việc tác động vào nhận thức của GV, HS hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do chưa có văn bản hướng dẫn cho hoạt động này. Thực tế hầu hết các trường quản lý theo kinh nghiệm là chính, học hỏi, trao đổi lẫn nhau giữa các trường để tìm ra biện pháp tối ưu phù hợp với tình hình, đặc điểm của trường. Hoạt động dạy học nói chung và hoạt động phụ đạo nói riêng cần có những biện pháp hợp lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Chương 3 . CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU Ở CÁC TRƯỜNG THCS

QUẬN 3-TP.HCM

3.1.Cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phụ đạo học sinh yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 90 - 93)