Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 82 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS

2.3.2.Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo

Kết quả ý kiến đánh giá của GV và CBQL về quản lý các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo cho HS yếu được đánh giá “đồng ý” theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau: Chỉ đạo, quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch phụ đạo HS yếu (thứ bậc 1); Lựa chọn, phân công GV phụ đạo phù hợp (thứ bậc 2); Theo dõi, kiểm tra, rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động phụ đạo HS yếu (thứ bậc 3); BGH lấy ý kiến phản hồi của GV, các thành viên tham gia (thứ bậc 4); Xây dựng các mối quan hệ phối hợp trong hoạt động phụ đạo (BGH- GVCN- GVBM- giám thị…) (thứ bậc 5); Đánh giá định kỳ về quản lý hoạt động của các thành viên tham gia hoạt động phụ đạo (thứ bậc 6); Qui định chế độ thông tin, báo cáo hoạt động phụ đạo của các thành viên tham gia (thứ bậc 7); Phối hợp với cha mẹ HS yếu kém, Ban đại diện PH (thứ bậc 8); Có biện pháp xử lý GV phụ đạo thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình, thời khóa biểu… (thứ bậc 9) và Phối hợp với các lực lượng xã hội khác (hội khuyến học, nhà tài trợ, địa phương, hội khuyến học…) (thứ bậc 10).

Từ kết quả khảo sát trên, tác giả nhận thấy ý kiến đánh giá đồng ý các nội dung quản lý các lực lượng tham gia phụ đạo được xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp chưa hợp lý trong thực tiễn. Cụ thể nội dung xây dựng các mối quan hệ phối hợp trong hoạt động phụ đạo (BGH- GVCN- GVBM- giám thị…) (thứ bậc 5) được xếp sau nội dung BGH lấy ý kiến phản hồi hoặc theo dõi, kiểm tra rút kinh nghiệm điều chỉnh hoạt động. Thực tế cho thấy một hoạt động muốn đạt hiệu quả cao thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các thành viên trong nhà trường và phải có sự quản lý chặt chẽ của CBQL để hoạt động được thực hiện theo kế hoạch.

Bảng 2.14. Ý kiến của CBQL về quản lý các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo

Quản lý các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo TB ĐLTC Thứ bậc

Chỉ đạo, quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo HS yếu kém

1,67 1,29 1

BGH lấy ý kiến phản hồi của GV, thành viên tham gia 1,64 1,23 2 Theo dõi, kiểm tra, rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt

động dạy phụ đạo HS yếu kém

Lựa chọn, phân công GV dạy phụ đạo phù hợp 1,60 1,27 4 Xây dựng các mối quan hệ phối hợp trong hoạt động

dạy phụ đạo (BGH- GVCN- GVBM- giám thị…)

1,55 1,21 5

Có biện pháp xử lý GV dạy phụ đạo thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình, thời khóa biểu…

1,51 1,20 6

Qui định chế độ thông tin, báo cáo hoạt động dạy phụ đạo của các thành viên tham gia

1,51 1,24 7

Phối hợp với cha mẹ HS yếu kém, Ban đại diện PH 1,51 1,17 8 Phối hợp với các lực lượng xã hội khác (hội khuyến

học, nhà tài trợ, địa phương, hội khuyến học…)

1,45 1,15 10

Đánh giá định kỳ về quản lý hoạt động của các thành viên tham gia hoạt động dạy phụ đạo

1,50 1,27 9

Kết quả điều tra cho thấy nội dung quản lý các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo được đánh giá ở mức độ trung bình. Qua thăm dò ý kiến, tác giả nhận thấy hầu hết ở các trường (nếu có tổ chức thực hiện hoạt động phụ đạo) phần lớn CBQL thường chú trọng việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch (1,67- thứ bậc 1), BGH lấy ý kiến phản hồi của GV, các thành viên tham gia ( 1,64- thứ bậc 2), Theo dõi, kiểm tra, rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động phụ đạo HS yếu kém (1,63- thứ bậc 3), phân công GV phụ đạo (1,6- thứ bậc 4), ít quan tâm tới việc Qui định chế độ thông tin, báo cáo hoạt động phụ đạo của các thành viên tham gia để nắm bắt tình hình, hoặc Phối hợp với cha mẹ HS yếu, Ban đại diện PH để có biện pháp cùng nhà trường nâng cao hiệu quả học tập của HS. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện các nội dung này đánh giá đúng thực trạng, việc quản lý các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo cần được quan tâm nhiều hơn, quản lý chặt chẽ hơn và cần sự phối hợp với , hỗ trợ Cha mẹ HS, hội khuyến học… để hoạt động này đạt hiệu quả và chất lượng.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 82 - 84)