Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 84 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.3.Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS

2.3.3.Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo

Kết quả ý kiến đánh giá của GV và CBQL về quản lý kiểm tra, đánh giáhoạt độngphụ đạo cho HS yếu được đánh giá “đồng ý” theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau: Thực hiện các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá đúng qui định (thứ bậc 1); Theo dõi kết quả học tập của HS học phụ đạo sau các kỳ kiểm tra thường xuyên, định kỳ trên lớp (thứ bậc 2); Giao tổ, nhóm chuyên môn ra đề chung và quản lý các bài kiểm tra (thứ bậc 3); Đánh giá kết quả việc phụ đạo của GV (thứ bậc 4); Theo dõi, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc phụ đạo của GV(giờ lên lớp, nội dung dạy…) (thứ bậc 5); Tổng kết việc thực hiện kế hoạch, đánh giá chất lượng phụ đạo (thứ bậc 6); Quản lý điểm bằng phần mềm (thứ bậc 7) và Tiến hành khảo sát chất lượng học tập của HS yếu hàng tháng hoặc theo đợt trong giờ phụ đạo (thứ bậc 8).

Bảng 2.15. Ý kiến của CBQL về quản lý việc thực hiện kiểm tra, đánh giá

hoạt động phụ đạo

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo TB ĐLTC Thứ bậc

Thực hiện các tiêu chuẩn KT, đánh giá đúng qui định 1,63 1,25 1 Theo dõi kết quả học tập của HS học phụ đạo sau các kỳ

kiểm tra thường xuyên, định kỳ trên lớp.

1,60 1,19 2

Đánh giá kết quả việc dạy phụ đạo của GV 1,59 1,20 3 Theo dõi, kiểm tra định kỳ và đột xuất hoạt động phụ

đạo (giờ lên lớp, nội dung dạy…)

1,55 1,28 4

Giao tổ, nhóm chuyên môn ra đề chung và quản lý các bài kiểm tra

1,47 1,21 5

Tổng kết việc thực hiện kế hoạch, đánh giá chất lượng phụ đạo

1,45 1,19 6

Quản lý điểm bằng phần mềm 1,40 1,17 7

Tiến hành khảo sát chất lượng học tập của HS yếu kém hàng tháng hoặc theo đợt trong giờ phụ đạo

Theo kết quả khảo sát cho thấy thực trạng về việc thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo được đánh giá ở mức trung bình. Những biện pháp được GV thực hiện trong kiểm tra, đánh giá hoạt động như: việc quản lý thực hiện các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá đúng qui định (ĐTB:1,63- thứ bậc 1); Theo dõi kết quả học tập của HS học phụ đạo sau các kỳ kiểm tra thường xuyên, định kỳ trên lớp (ĐTB:1,6- thứ bậc 2); Đánh giá kết quả hoạt động phụ đạo của GV (ĐTB:1,59- thứ bậc 3); Theo dõi, kiểm tra định kỳ và đột xuất dạy phụ đạo của GV(giờ lên lớp, nội dung dạy…) (ĐTB:1,55- thứ bậc 4). Mức độ đánh giá trên đáng tin cậy và đúng với thực trạng. Trong quá trình thực hiện hoạt động phụ đạo, Ban Giám Hiệu thường đánh giá kết quả học tập của HS yếu qua các bài kiểm tra trên lớp hoặc thi học kỳ, đồng thời đánh giá kết quả phụ đạo của GV. Tuy nhiên, quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo ở một số trường chưa được quan tâm, đánh giá đúng hoặc chỉ thực hiện qua loa, chiếu lệ, các trường thực hiện chưa đồng bộ. Biện pháp này nếu được quản lý thực hiện tốt chắc chắn sẽ cải tiến được chất lượng dạy học trong nhà trường.

Biện pháp: Tiến hành khảo sát chất lượng học tập của HS yếu hàng tháng hoặc theo đợt trong giờ phụ đạo ( ĐTB: 1,4 - thứ bậc 8) hầu như không thực hiện ở các trường vì theo ý kiến các GV trực tiếp tham gia phụ đạo cho rằng không cần thiết, mất thời gian, chủ yếu kiểm tra trong giờ chính khóa .Tuy nhiên, việc tiến hành khảo sát chất lượng học tập của HS yếu trong giờ phụ đạo, GV có thể thay đổi nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS như kiểm tra viết, trắc nghiệm. Tuy chưa thực hiện đồng bộ do hạn chế trong nhận thức của GV, nhưng nếu Ban giám yêu cầu GV dạy phụ đạo thực hiện kiểm tra dưới nhiều hình thức, thay đổi cách đánh giá thì chắc chắn sẽ thay đổi được nhận thức của GV.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 84 - 85)