Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS

2.3.1. Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu

Kết quả ý kiến đánh giá của GV và CBQL về quản lý hoạt động phụ đạo cho HS yếu được đánh giá “đồng ý” theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau: Tổ chức thực hiện hoạt động phụ đạo theo kế hoạch (lập danh sách HS yếu kém; phân công GV; quản lý giờ lên lớp,…) (thứ bậc 1); Tổ chức hoạt động phụ đạo thường kỳ theo từng bộ môn (thứ bậc 2); Yêu cầu các tổ, nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch; thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp phụ đạo (thứ bậc 3); Tổ chức hoạt động phụ đạo thường kỳ theo từng khối, lớp (thứ bậc 4); Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý và theo

dõi GV thực hiện (thứ bậc 5); Hướng dẫn qui trình tổ chức hoạt động phụ đạo (thứ bậc 6); Tuyên truyền đến HS, PH sự cần thiết, mục đích và ý nghĩa việc tham gia học lớp phụ đạo (thứ bậc 7) và Tổ chức các chuyên đề, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm (thứ bậc 8).

Qua kết quả khảo sát và thăm dò ý kiến của các CBQL: việc tổ chức thực hiện hoạt động phụ đạo theo kế hoạch, Tổ chức hoạt động phụ đạo thường kỳ theo từng bộ môn; Yêu cầu các tổ, nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch; thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp phụ đạo; Tổ chức hoạt động phụ đạo thường kỳ theo từng khối, lớp; Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý và theo dõi GV thực hiện được xếp theo thứ bậc từ 1 đến 5 được quan tâm hàng đầu. Hướng dẫn qui trình tổ chức hoạt động phụ đạo và Tổ chức các chuyên đề, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm ít được quan tâm vì theo họ hai nội dung này không cần thiết trong việc quản lý hoạt động phụ đạo vì trong hai nội dung này có nằm trong nội dung tổ chức hoạt động giảng dạy của GV. Việc đánh giá đồng ý các nội dung trên theo thứ bậc tương đối hợp lý và phù hợp trong thực tiễn, tuy nhiên việc hướng dẫn qui trình tổ chức hoạt động dạy phụ đạo chưa phù hợp trong quá trình thực hiện.

Bảng 2.13. Ý kiến của CBQL về quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu

Quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu TB ĐLTC Thứ bậc

Tổ chức hoạt động phụ đạo thường kỳ theo từng bộ môn 1,75 1,28 1 Yêu cầu các tổ, nhóm bộ môn xây dựng kế hoạch; thống

nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy phụ đạo

1,75 1,25 2

Tổ chức thực hiện hoạt động phụ đạo theo kế hoạch (lập danh sách HS yếu kém; phân công GV; giờ lên lớp,…)

1,75 1,31 3

Tổ chức hoạt động phụ đạo thường kỳ theo từng khối, lớp 1,66 1,25 4 Hướng dẫn qui trình tổ chức hoạt động phụ đạo 1,64 1,21 5 Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý và theo dõi GV thực hiện 1,64 1,27 6 Tuyên truyền đến HS, PH sự cần thiết, mục đích và ý nghĩa

việc tham gia học lớp phụ đạo

1,47 1,15 7

Kết quả điều tra cho thấy nội dung quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu được đánh giá mức độ trung bình. Theo đánh giá trên cho thấy công tác hướng dẫn qui trình tổ chức hoạt động phụ đạo (ĐTB:1,68) còn xem nhẹ, chưa được chú trọng nhiều. Việc tổ chức thực hiện hoạt động phụ đạo theo kế hoạch (lập danh sách HS yếu kém; phân công GV; quản lý giờ lên lớp,…) (ĐTB:1,75) chưa được quan tâm đúng mức. Việc tổ chức thực hiện hoạt động phụ đạo mang tính nhất thời, hoạt động chủ yếu thực hiện vào thời gian HS chuẩn bị thi học kỳ hoặc qua một vài tháng giảng dạy, nhà trường nhận thấy kết quả học tập của HS yếu kém nhiều và yêu cầu GV dạy phụ đạo cho những đối tượng HS yếu kém. GV dạy chính khóa lớp nào sẽ phụ trách phụ đạo HS lớp đó và dạy trong một thời gian nhất định, miễn sao kết quả thi HK của các em HS khả quan quan so với đầu năm. Điều này phản ánh đúng với thực trạng một số trường THCS vì phần lớn, CBQL quan tâm nhiều đến hoạt động giảng dạy chính khóa của GV, ít quan tâm tới việc tổ chức hoạt động phụ đạp HS yếu kém. Qua thăm dò ý kiến, hầu hết CBQL đều nhận định hoạt động phụ đạo là cần thiết và cần phải quản lý hoạt động này nhưng do tình hình trường lớp, số phòng học dư dành cho phụ đạo không có nên hầu như CBQL cho GV tự thực hiện, tự đăng ký dạy phụ đạo miễn sao tỉ lệ HS yếu kém ở mức độ thấp. Ngoài ra, ở một số trường, CBQL sắp xếp tiết tăng hoặc yêu cầu GV vào giờ tự chọn dạy chủ đề bám sát nhằm củng cố kiến thức cho các em HS yếu kém và xem như dây là giờ phụ đạo thêm cho HS. Bên cạnh đó, việc tổ chức các chuyên đề, thảo luận, trao đổi rút kinh nghiệm hoạt động phụ đạo (ĐTB 1,45) và việc tuyên truyền đến HS, PH về sự cần thiết, mục đích và ý nghĩa việc tham gia học lớp phụ đạo ( ĐTB:1,47) được đánh giá mức độ kém, điều này cho thấy các nội dung này được thực hiện rất ít ở các trường, hoặc không thực hiện.Trong các chuyên đề nâng cao hoạt động giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS, nội dung thảo luận về việc dạy phụ đạo được lồng vào trong các chuyên đề, chứ chưa thực sự là một chuyên đề riêng biệt. Kết quả cho thấy hầu hết các ý kiến đều đánh giá Tổ chức hoạt động phụ đạo thường kỳ theo từng bộ môn cao hơn các nội dung khác, điều này chứng tỏ CBQL cũng như GV quan tâm nhiều tổ chức hoạt động phụ đạo thường kỳ theo từng bộ môn

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 79 - 82)