8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS
2.3.4. Thực trạng quản lý điều kiện CSVC, phương tiện phục vụ hỗ trợ cho
hoạt động phụ đạo HS yếu
Kết quả ý kiến đánh giá của GV và CBQL về quản lý phương tiện, CSVC, điều kiện phục vụ hoạt động phụ đạo cho HS yếu được đánh giá “đồng ý” theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau: Bố trí thời gian hợp lý cho việc dạy phụ đạo (thứ bậc
1); CSVC, phương tiện phục vụ cho hoạt động dạy phụ đạo (thứ bậc 2); Huy động mọi nguồn lực trong việc xây dựng CSVC. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục (thứ bậc 3) và Huy động nguồn kinh phí cho hoạt động phụ đạo (thứ bậc 4).
Đối với GV, việc bố trí thời gian dạy phụ đạo hợp lý (thứ bậc 1) được GV quan tâm hàng đầu, đây là yếu tố quan trọng để GV có thể tiếp tục tham gia hoạt động này. Các ý kiến đánh giá đồng ý nội dung quản lý phương tiện, CSVC, điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy phụ đạo xếp theo thứ bậc khá hợp lý và phù hợp với tình hình thực tế.
Bảng 2.16. Ý kiến của CBQL về quản lý phương tiện, CSVC, điều kiện phục vụ cho hoạt động phụ đạo
Quản lý phương tiện, CSVC, điều kiện phục vụ cho hoạt động phụ đạo
TB ĐLTC Thứ bậc
Bố trí thời gian hợp lý cho việc phụ đạo 1,77 1,28 1 CSVC, phương tiện phục vụ cho hoạt động phụ đạo 1,59 1,19 2 Huy động nguồn kinh phí cho hoạt động phụ đạo 1,44 1,14 3 Huy động mọi nguồn lực trong việc xây dựng CSVC.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
1,41 1,14 4
Theo kết quả khảo sát cho thấy thực trạng về việc Quản lý phương tiện, CSVC, điều kiện phục vụ cho hoạt động phụ đạo được đánh giá ở mức trung bình. Kết quả khảo sát cho thấy CBQL nhà trường có quan tâm đến việc Bố trí thời gian hợp lý cho việc dạy phụ đạo (ĐTB 1,77- thứ bậc 1); CSVC, phương tiện phục vụ cho hoạt động phụ đạo (ĐTB:1,59- thứ bậc 2). Việc đánh giá này xếp theo thứ bậc từ cao đến thấp tương đối hợp lý, phù hợp với thực tiễn.