Thực trạng nhận thức về hoạt động phụ đạo HS yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 59 - 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1.Thực trạng nhận thức về hoạt động phụ đạo HS yếu

2.2. Thực trạng hoạt động phụ đạo HS yếu ở các trường THCS Quận 3

2.2.1.Thực trạng nhận thức về hoạt động phụ đạo HS yếu

2.2.1.1. Nhận thức về sự cần thiết hoạt động phụ đạo HS yếu

Khảo sát về mức độ cần thiết của hoạt động phụ đạo HS yếu với bốn mức độ như sau: rất cần thiết, cần thiết, có cũng được- không cũng được và không cần thiết

cho câu hỏi chung: “Thầy, Cô cho biết mức độ cần thiết của hoạt động phụ đạo HS yếu ở trường THCS”. Kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 2.3

Bảng 2.3: Khảo sát về mức độ cần thiết của hoạt động phụ đạo HS yếu

TT Nội dung Số lượng %

1 Rất cần thiết 35 31,8

2 Cần thiết 71 64,5

3 Có cũng được, không có cũng được 3 2,7

4 Không cần thiết 1 0,96

Qua bảng 2.1 cho thấy, có đến 31,8 % ý kiến thống nhất cho là rất cần thiết, 64,5% cho là cần thiết, điều này chứng tỏ rằng CBQL, GV đã xác định đúng mức độ cần thiết của hoạt động phụ đạo HS yếu, đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động phụ đạo . Đặc biệt, đối với các trường có tỉ lệ HS yếu kém khá cao do đầu vào của HS khá thấp, các em không có đủ điều kiện thuận lợi trong việc học, cha mẹ ít quan tâm …dẫn đến kết quả học tập của các em thấp nên hầu hết CBQL các trường này đều cho rằng hoạt động phụ đạo cần phải có trong nhà trường phổ thông để nâng dần chất lượng học tập của HS, giảm tỉ lệ HS yếu kém. Tuy nhiên vẫn còn vài ý kiến cho rằng hoạt động phụ đạo là không cần thiết vì theo họ, HS học yếu có thể học ở đâu đó, không nhất thiết phải học trong trường hoặc học ngay chính Thầy Cô đang dạy, tự bản thân HS rèn luyện. Thông qua trao đổi ý kiến một số CBQL cho thấy một vài GV ở trường không quan tâm nhiều việc phụ đạo, xem việc phụ đạo là nhiệm vụ bắt buộc, miễn cưỡng và dạy với tinh thần không thoải mái. Mặc dù số ý kiến này rất nhỏ nhưng trong tình hình hiện nay, một số trường đang gặp khó khăn về điều kiện tổ chức như: phòng học, thời gian dạy phụ đạo, kinh phí dành cho hoạt động… CBQL ở các trường học vẫn tác động nhận thức cho toàn thể GV trong trường về sự cần thiết của hoạt động phụ đạo HS để tạo nền tảng vững chắc về quan điểm, cùng thống nhất triển khai thực hiện mục tiêu “phổ cập THCS” mà ngành giáo dục đã đề ra.

- Về phía HS: Với câu hỏi: “Em cho biết ý kiến của mình về hoạt động phụ đạo học sinh yếu là : Rất cần thiết, cần thiết, có cũng được, không có cũng được và không cần thiết.” Kết quả khảo sát có đến 94,6 % học sinh thống nhất cho rằng hoạt động dạy học phụ đạo HS yếu là “cần thiết”, 5,4 % đồng ý là “rất cần thiết”. Không có ý kiến nào đưa ra là “có cũng được, không có cũng được và không cần thiết”. Đây là một yếu tố thuận lợi cần được phát huy. Đối với các trường THCS có HS đầu vào thấp, HS hòa nhập, HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phụ huynh ít quan tâm nên việc phụ đạo đối với các em là cần thiết.

2.2.1.2. Nhận thức về mục tiêu hoạt động phụ đạo HS yếu

Kết quả ý kiến đánh giá của GV và CBQL về mục tiêu dạy phụ đạo cho HS yếu kém được đánh giá “đồng ý” theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức (thứ bậc 1); Rèn luyện kỹ năng giải bài tập (thứ bậc 2); Bổ sung kiến thức còn thiếu (thứ bậc 3); Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra (thứ bậc 4); Dạy cho HS cách học bài và làm bài (thứ bậc 5); Nâng cao chất lượng toàn diện, hạn chế HS lưu ban (thứ bậc 6); Xây dựng động cơ học tập tích cực (thứ bậc 7) và Hướng dẫn cho HS học tập ở nhà (thứ bậc 8). Các nội dung được đánh giá theo thứ bậc thể hiện rõ thực trạng nhận thức về mục tiêu hoạt động dạy phụ đạo.

Trước tiên, việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức (thứ bậc 1); Rèn luyện kỹ năng giải bài tập (thứ bậc 2) là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Thực tế cho thấy HS yếu thường bị mất căn bản về kiến thức, kỹ năng giải bài tập, một số HS bị hổng kiến thức ở lớp dưới …cho nên CBQL và GV luôn quan tâm tới những vấn đề này nhằm giúp HS nắm vững những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải bài tập, từng bước nâng cao trình độ HS. Qua khảo sát và trò chuyện với các CBQL và GV, tác giả nhận thấy tất cả đều có cùng quan điểm trong mục tiêu hoạt động phụ đạo HS yếu.

Như vậy, những mục tiêu mang tính chiến lược để nâng cao trình độ của học sinh được CBQL và GV đánh giá cao như: Củng cố, hệ thống hóa kiến thức; Rèn luyện kỹ năng giải bài tập và Bổ sung kiến thức còn thiếu. Mục tiêu đầu tiên của hoạt động phụ đạo là củng cố, hệ thống hóa kiến thức; rèn kỹ năng giải bài tập là rất

hợp lý và phù hợp. Điều này cho thấy CBQL và GV đều nắm rõ mục tiêu của hoạt động phụ đạo từ đó CBQL cũng như GV có nhận thức đúng trong việc tổ chức và tham gia hoạt động phụ đạo. Các ý kiến đánh giá khá chính xác và sắp xếp theo thứ bậc hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của HS.

Những mục tiêu mang tính cụ thể, mang tính thành tích và không thực tế được đánh giá ở các thứ bậc thấp hơn như: Dạy cho HS cách học bài và làm bài; Xây dựng động cơ học tập tích cực; Nâng cao chất lượng toàn diện, hạn chế HS lưu ban; Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra và Hướng dẫn cho HS học tập ở nhà. Kết quả khảo sát nội dung này cho thấy thực trạng được đánh giá đúng mức. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy GV dạy phụ đạo chủ yếu dạy cho HS về kiến thức, giải đáp những vướng mắc của HS trên lớp, ít quan tâm đến việc xây dựng động cơ học tập tích cực (xếp bậc thứ 5), hướng dẫn cho HS học tập ở nhà (xếp hạng thấp nhất: bậc thứ 8), điều này ảnh hưởng tới phần nào ý thức học tập và nhận thức của các em HS trong việc học phụ đạo, các em có nhận thức tốt thì động cơ học tập của các em sẽ tốt hơn và việc tự học tập ở nhà đạt hiệu quả hơn. Thiết nghĩ đây là một nội dung không thể bỏ qua. Việc hướng dẫn HS học tập ở nhà sẽ giúp GV đỡ vất vả hơn khi giảng dạy trên lớp, nâng cao tinh thần tự giác của HS trong việc học tập.

Bảng 2.4. Ý kiến của CBQL và GV về mức độ thực hiện mục tiêu hoạt động phụ đạo HS yếu

Mục tiêu phụ đạo cho HS yếu TB ĐLTC Thứ bậc

Củng cố, hệ thống hóa kiến thức 3,57 1,56 1 Rèn luyện kỹ năng giải bài tập 3,54 1,49 2

Bổ sung kiến thức còn thiếu 3,24 1,72 3

Dạy cho HS cách học bài và làm bài 3,12 1,61 4 Xây dựng động cơ học tập tích cực 3,08 1,66 5 Nâng cao chất lượng toàn diện, hạn chế HS lưu ban 3,06 1,73 6 Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra 3,01 1,75 7 Hướng dẫn cho HS học tập ở nhà 2,91 1,76 8

Qua kết quả khảo sát, ta thấy mức độ thực hiện mục tiêu phụ đạo cho HS yếu ở mức độ trung bình và mức độ khá cao, đồng thời các nội dung được đánh giá theo thứ bậc thể hiện rõ thực trạng nhận thức về mục tiêu dạy phụ đạo.

Việc củng cố, hệ thống hóa kiến thức (3,57- thứ bậc 1); Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS (3,54- thứ bậc 2) là những vấn đề được quan tâm hàng đầu cho nên mức độ thực hiện 02 nội dung này được đánh giá ở mức khá cao. Điều này cho thấy GV thực hiện khá nghiêm túc về việc củng cố kiến thức cho HS, rèn cho HS kỹ năng giải bài tập. Đánh giá này rất chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của các trường.

GV bổ sung kiến thức còn thiếu cho HS (3,24- thứ bậc 3) và dạy cho HS cách học và làm bài (3,12- thứ bậc 4) được đánh giá mức độ thực hiện ở mức trung bình khá cho thấy thực tế trình độ nhận thức của HS có sự khác biệt trong một lớp, giữa các lớp trong một trường hoặc giữa các trường với nhau. Từ thực tế này đòi hỏi GV phải nắm bắt được trình độ và khả năng nhận thức của các đối tượng HS mà GV trực tiếp giảng dạy từ đó xây dựng những phương pháp truyền đạt, kỹ thuật lên lớp phù hợp và hướng dẫn cho HS cách học và làm bài đạt hiệu quả cao

Những nội dung GV tự đánh giá mức độ thực hiện thấp: GV hướng dẫn HS học tập ở nhà (2,91- thứ bậc 8).Theo kết quả khảo sát, nội dung này được đánh giá ở mức độ trung bình cho thấy trong quá trình giảng dạy trên lớp giờ chính khóa cũng như trong giờ phụ đạo, hầu hết GV chú trọng việc truyền đạt kiến thức, ít quan tâm đến việc hướng dẫn cho HS phương pháp học tập ở nhà. Qua tìm hiểu thực tế, tác giả được biết phần lớn trong giờ dạy, GV chỉ mới giải đáp cho HS những kiến thức HS chưa hiểu, hoặc củng cố kiến thức để HS nắm vững hơn hoặc là dạy phụ đạo những nội dung kiến thức cần thiết để chuẩn bị kiểm tra trên lớp, ít GV quan tâm tới việc hướng dẫn HS phương pháp học tập ở nhà. Thực trạng này được đánh giá đúng mức. Thiết nghĩ đây là nội dung không thể bỏ qua đặc biệt là đối với đối tượng HS yếu kém. CBQL cần có biện pháp chỉ đạo và rút kinh nghiệm cho GV trong các buổi họp chuyên môn thấy rằng việc hướng dẫn HS học tập ở nhà là rất cần thiết, là việc phải làm và làm đồng bộ ở tất cả các môn học chứ không phải chỉ ở một số môn như Van, Toán, Lý, Hóa, Anh văn.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 59 - 64)