Nhận xét thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 90)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.Nhận xét thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu

2.4.1. Ưu điểm

- Hoạt động giảng dạy của các trường THCS trong quận 3 có nhiều chuyển biến tích cực, thu được nhiều thành tích đáng kể.

- Đa số GV có ý thức, trách nhiệm cao trong hoạt động phụ đạo . - GV có trình độ, năng lực chuyên môn khá vững

- CBQL có nhiều cố gắng trong việc tác động đến nhận thức của GV về vai trò trung tâm của người Thầy trong hoạt động giảng dạy nói chung, hoạt động phụ đạo nói riêng.

- CBQL chú trọng việc phân công GV tham gia hoat động phụ đạo, việc tổ chức xây dựng, quản lý kế hoạch, quản lý chương trình học, theo dõi và thực hiện qui chế chuyên môn.

- CBQL chú ý quản lý việc thực hiện nhiệm vụ dạy học của GV, quan tâm xây dựng nề nếp sư phạm và một số hoạt động hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động giảng dạy như: trang bị CSVC, khen thưởng-trách phạt.

2.4.2. Hạn chế

- Chưa có văn bản hướng dẫn hoạt động phụ đạo HS yếu. - Chưa xây dựng chuẩn kiểm tra cho từng hoạt động riêng biệt.

- Chế độ chính sách đối với GV phụ đạo chưa phù hợp, so với yêu cầu nhiệm vụ còn nhiều bất hợp lý, quĩ tài chính phục vụ cho hoạt động phụ đạo hơi ít.

- Một số chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động phụ đạo - CBQL chưa thật năng động, tích cực trong công tác đổi mới quản lý. - Một số GV lớn tuổi, sức ỳ lớn, ngại đổi mới

- Việc kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, chủ quan, chưa tiếp cận được yêu cầu đổi mới.

- Việc phối hợp giữa lực lượng trong và ngoài nhà trường chưa cao.

2.4.3. Nguyên nhân

- Nhận thức và thái độ của một số CBQL và giáo viên còn hạn chế. - Tìm hiểu và phân loại HS chưa quan tâm đầy đủ.

- Thiếu kinh phí và thời gian hỗ trợ cho hoạt động phụ đạo HS yếu. - Thực hiện các chức năng quản lý chưa tốt.

- Chưa thực hiện được các biện pháp quản lý phù hợp.

- Kiểm tra, giám sát chưa phát hiện được những bất cập nên điều chỉnh không kịp thời.

- Việc phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo chưa đồng bộ, ít chú trọng tới các lực lượng bên ngoài nhà trường.

Tiểu kết chương 2

Qua khảo sát , thăm dò ý kiến về công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu của HT một số trường THCS Quận 3 nhận thấy hầu hết CBQL và GV các trường đều có nhận thức đúng về mục tiêu hoạt động phụ đạo và sự cần thiết của hoạt động này. Tuy nhiên đi sâu vào từng khía cạnh của hoạt động này nhận thấy có những hạn chế mhất định như việc tổ chức hoạt động, lập kế hoạch phụ đạo còn chung chung, chưa cụ thể, còn bỏ qua các bước trong việc xây dựng lực lượng kiểm tra, đánh giá hoạt động dẫn đến việc tổ chức hoạt động phụ đạo mang tính hình thức, chiếu lệ. Từ đó cho thấy công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu chưa được quan tâm nhiều, một số CBQL còn xem nhẹ hoạt động này dẫn tới việc tác động vào nhận thức của GV, HS hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân là do chưa có văn bản hướng dẫn cho hoạt động này. Thực tế hầu hết các trường quản lý theo kinh nghiệm là chính, học hỏi, trao đổi lẫn nhau giữa các trường để tìm ra biện pháp tối ưu phù hợp với tình hình, đặc điểm của trường. Hoạt động dạy học nói chung và hoạt động phụ đạo nói riêng cần có những biện pháp hợp lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.

Chương 3 . CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU Ở CÁC TRƯỜNG THCS

QUẬN 3-TP.HCM

3.1.Cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phụ đạo học sinh yếu

3.1.1. Cơ sở lý luận

- Từ cơ sở lý luận về HĐDH và quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu ở trường THCS trong chương 1, và thực trạng những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu ở trường THCS trong chương 2 ta thấy rằng: muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phụ đạo trong các trường THCS thì người HT trưởng không ngừng nâng cao nhận thức về lý luận khoa học quản lý và vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện nhà trường.

3.1.2. Cơ sở pháp lý

Dựa vào luật giáo dục; Điều lệ trường học, các qui chế, chỉ thị, qui định của các cấp QLGD, các ngành và địa phương.

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý hoạt động phụ đạo ở các trường THCS Quận 3, từ việc phân tích những nguyên nhân của những ưu điểm, những hạn chế về quản lý hoạt động này. Dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường như:

CSVC, đội ngũ CBQL, GV,…tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu ở các trường THCS, đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng giáo dục, mục tiêu giáo dục.

3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc 3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc

Các biện pháp đề xuất phải bao quát nội dung của công tác quản lý hoạt động phụ đạo, trong đó có biện pháp quản lý trực tiếp và có biện pháp quản lí gián tiếp hoạt động này. Các biện pháp được đề xuất đi từ nhận thức đến hành động.

3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng thực thi trong thực tiễn quản lý hoạt động phụ đạo ở các trường THCS Quận 3 nói chung và các trường THCS nói riêng. Vì thế, các biện pháp này phải đảm bảo tính thực tiễn , tính cân đối giữa các nội dung quản lý.

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với năng lực quản lý của CBQL, phù hợp với trình độ và khả năng chuyên môn củaGV các trường THCS, phù hợp với điều kiện nhà trường đáp ứng cho hoạt động phụ đạo.

3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất khi triển khai trong công tác quản lý hoạt động phụ đạo sẽ tạo kết quả cao trên nhiều phương diện như: quản lý tốt hiệu quả hoạt động dạy phụ đạo của GV nhưng vẫn tạo không khí hợp tác, không gây áp lực cho đội ngũ GV, không mang tính chất mệnh lệnh, gò ép mà phải khơi dậy sự tự giác và thái độ làm việc, tin thần trách nhiệm cao trong công việc của CBQL và GV, sự ủng hộ nhiệt tình của HS. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất phải phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế của công tác quản lý hoạt động phụ đạo ở các trường THCS, từ đó hoạt động phụ đạo sẽ được thực hiện tốt hơn..

3.3. Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động phụ đạo HS yếu đạo HS yếu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động phụ đạo ở một số trường THCS Quận 3, TP Hồ Chí Minh, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

3.3.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động phụ đạo HS yếu

Mục đích

- Làm chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc trong đội ngũ CBQL,GV, HS, Phụ huynh về mục đích, ý nghĩa của việc dạy và học phụ đạo. Từ đó có cái nhìn đúng đắn trong việc tham gia và thực hiện hoạt động này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Nội dung

- Nâng cao nhận thức về hoạt động phụ đạo HS yếu ở trường THCS

- Tuyên truyền cho CBQL, GV và HS về sự cần thiết của hoạt động phụ đạo - Xác định mục tiêu, động cơ học tập cho HS tham gia học lớp phụ đạo . - Tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ, tạo điều kiện cho HS yếu tham gia lớp phụ đạo.

Tổ chức thực hiện

* Đối với CBQL-GV

- Hiệu trưởng tổ chức tuyên truyền đến CBQL, GV về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động phụ đạo, hướng dẫn GV các văn bản có liên quan về hoạt động phụ đạo

- Tổ chức cho GV tuyên truyền đến HS yếu, kém và cha mẹ của các em về sự cần thiết việc học phụ đạo trong các buổi họp phụ huynh HS của năm học.

- Đưa hoạt động phụ đạo HS yếu vào qui định về thi đua.

- Khen thưởng cán bộ quản lý, GV tham gia tốt hoạt động phụ đạo; động viên khích lệ HS yếu tham gia học phụ đạo.

- Chỉ đạo Phó hiệu trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn tổ chức các buổi chuyên đề về phụ đạo nhằm thảo luận, đánh giá rút kinh nghiệm

- Chỉ đạo GVCN, GVBM có kế hoạch và biện pháp trong công tác phụ đạo HS yếu .

* Đối với học sinh:

- Tác động, tuyên truyền, giáo dục cho HS hiểu việc học phụ đạo là để củng cố, hệ thống kiến thức, bổ sung các kiến thức bị hổng, rèn luyện kỹ năng giải bài

tập, nắm vững kiến thức cơ bản. Việc tác động nhận thức cho HS phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tránh nặng nề, áp đặt. GVCN, GVBM thường xuyên quan tâm, theo dõi biểu hiện tư tưởng, tình cảm, tâm lý của HS tham gia học phụ đạo và kịp thời điều chỉnh động cơ, thái độ học tập cho phù hợp.

- Khuyến khích, động viên các em HS yếu kém tham gia học phụ đạo không phải vì tỉ lệ thành tích lên lớp mà cái chính yếu là giúp các em có một động cơ học tập tích cực hơn, có khả năng theo học các lớp trên nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập trong xã hội.

Biện pháp tác động vào nhận thức của HS thực hiện tốt sẽ kích thích thái độ học tập, tác phong học tập của HS. Đây là nhóm biện pháp mang tính cơ bản và quan trọng nhất.

* Đối với gia đình HS

- Với tốc độ phát triển về kinh tế-văn hóa-xã hội, trình độ dân trí ngày một được nâng lên đòi hỏi các em phải có một trình độ nhất định. Do vậy, yếu tố gia đình có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình giáo dục nói chung và hoạt động dạy phụ đạo nói riêng.

Từ khi Sở giáo dục và đào tạo ban hành quyết định không tổ chức thi tốt nghiệp THCS mà chỉ tổ chức xét tốt nghiệp THCS và thi tuyển sinh 10, vì vậy việc đủ điều kiện về xếp loại học lực và hạnh kiểm để được xét tốt nghiệp là rất quan trọng đối với HS lớp 9. Chính vì thế, các nhà quản lý cần chủ động, tích cực vận dụng các biện pháp thích hợp tác động vào nhận thức của gia đình HS yếu kém , cần giải thích cho phụ huynh hiểu việc học phụ đạo đối với HS yếu kém là rất quan trọng và cần thiết, giúp HS củng cố, hệ thống, bổ sung các kiến thức bị hổng, rèn luyện kỹ năng giải bài tập, nắm vững kiến thức cơ bản để HS có thể theo học tiếp các lớp trên.

3.3.2. Tăng cường quản lý hoạt động phụ đạo

Mục đích:

- Việc khắc phục tình trạng HS yếu là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo chất lượng dạy học từng bộ môn cũng như chất lượng giáo dục của nàh trường.

- Tăng cường quản lý hoạt động phụ đạo, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, nâng dần tỉ lệ học sinh trung bình, khá.

- Giúp HT thuận tiện trong việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GV, làm cơ sở cho việc xét thi đua và đánh giá công chức hàng năm.

- Giúp GV tránh được sự tùy tiện trong việc phụ đạo, hình thức tổ chức lớp học phụ đạo không tuân theo kế hoạch và qui định của trường, tránh dạy thêm tràn lan.

Nội dung:

- Đề ra các biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức thực hiện - Xây dựng kế hoạch hoạt động phụ đạo

- Xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy, hình thức tổ chức phụ đạo phù hợp với đối tượng HS yếu .

- Nâng cao chất lượng, năng lực sư phạm của GV; đổi mới phương pháp dạy. - Kiểm tra tình hình tiếp thu của HS, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV

Tổ chức thực hiện

3.3.2.1. Tăng cường biện pháp hành chính- pháp lý

Nhà trường cần triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn cụ thể của ngành cấp trên đối với công tác phụ đạo, giúp đỡ HS yếu, ngăn ngừa tình trạng HS bỏ học cho tất cả cán bộ, GV, HS và cha mẹ HS thực hiện ngay từ đầu năm học, đặc biệt là sau khi khảo sát chất lượng HS đầu năm học.

HT phổ biến các văn bản phápquy quy định về tổ chức và hoạt động của các tổ chức giáo dục, như: luật giáo dục, điều lệ trường phổ thông, chỉ thị, các văn bản hành chính liên quan hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy phụ đạo nói riêng; ban hành các qui định rõ ràng như: quy chế tổ chức hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy phụ đạo nói riêng, nội qui nhà trường, qui ước thi đua … đến toàn thể GV trong các buổi họp hội đồng sư phạm.

HT thông qua các hình thức như chỉ thị, mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ theo phương hướng nhất định (chỉ thị về dạy phụ

đạo, dạy thêm, học thêm nhằm uốn nắn những lệch lạc trong công tác quản lý của nhà trường).

HT cần có những biện pháp xử phạt nghiêm túc đúng qui định của ngành giáo dục, của pháp luật, của trường đối với các trường hợp sai phạm, thực hiện không đúng các chỉ thị, mệnh lệnh, thực hiện sai kế hoạch, gây mất uy tín nhà trường,….

Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện hoạt động dạy phụ đạo của

GV. Từ đó, Hiệu trưởng có sự đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh việc tổ chức hoạt động dạy phụ đạo trong nhà trường.

3.3.2.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động phụ đạo

Ngay từ đầu năm, HT xây dựng kế hoạch giúp đỡ đối tượng HS yếu vươn lên trong học tập.

Sắp xếp bố trí hợp lý nguồn cán bộ- GV hiện có của đơn vị, phân công tổ nhóm chuyên môn, xây dựng hoàn chỉnh qui chế hoạt động chuyên môn từ cá nhân đến tổ để có kế hoạch phân công bồi dưỡng giảng dạy phù hợp.

Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm học qua, so sánh với kết quả khảo sát chất lượng HS đầu năm học mới, căn cứ sĩ số HS đầu năm học với sĩ số HS từng tháng để tiến hành thống kê số liệu, xác định và phân loại số HS yếu , HS bỏ học ở từng lớp, từng khối lớp.

Để đẩy mạnh chất lượng việc bồi dưỡng, giúp đỡ HS yếu từng bước đi vào nề nếp và có hiệu quả, HT yêu cầu Phó HT chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn thực hiện một số nội dung công việc sau:

+ Đối với Phó HT chuyên môn:

-Lập kế hoạch phụ đạo HS yếu cho từng khối lớp, từng bộ môn. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các tổ và cá nhân thực hiện đạt kết quả tốt. (Kế hoạch phải bảo đảm qui định về số lượng các môn học cần phụ đạo, cách phân bố số giờ, số tiết, tỉ lệ cân đối hài hòa giữa các mặt giáo dục, giữa hoạt động dạy và học phụ đạo với dạy và học chính khóa)

- Tổ chức các chuyên đề về “ khắc phục tình trạng HS yếu kém”.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 90)