Kiến đánh giá của CBQLvà GV về nội dung phụ đạo ở trường

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 65 - 67)

Nội dung phụ đạo cho HS yếu TB ĐLTC Thứ bậc

Lập kế hoạch bài dạy, nội dung phù hợp HS yếu 3,21 1,83 1 Nội dung đã học theo chương trình 3,09 1,98 2 Những nội dung HS chưa hiểu 2,81 1,87 3 Những nội dung do Hiệu trưởng đề xuất 2,70 2,04 4 Những nội dung do phó hiệu trưởng đề xuất 2,65 2,06 5 Nội dung do tự các thầy cô chọn lựa 2,50 1,98 6 Những nội dung do tổ trưởng bộ môn đề xuất 2,44 2,11 7 Những nội dung theo đề nghị của phụ huynh 1,42 1,82 8 Nội dung sẽ học theo chương trình 1,41 2,02 9 Những nội dung do HS đề nghị 1,36 1,77 10

Qua kết quả điều tra cho thấy mức độ thực hiện các nội dung phụ đạo được đánh giá ở mức trung bình và được xếp theo thứ bậc từ 1 đến 5 gần như tương đồng với các ý kiến đánh giá “đồng ý” về nội dung phụ đạo, cụ thể: Lập kế hoạch bài dạy, nội dung phù hợp với HS yếu (3,21- thứ bậc 1); Nội dung đã học theo chương trình (3,09- thứ bậc 2); Những nội dung HS chưa hiểu (2,81- thứ bậc 3.

Theo kết quả trên cho thấy: GV rất quan tâm đến việc lập kế hoạch, nội dung bài dạy (thứ bậc 1), có thể nói đây chính là qui chế chuyên môn cần được thực hiện nghiêm túc trong dạy học chính khóa nói chung và phụ đạo nói riêng. Tiếp theo là các nội dung dạy phụ đạo được GV đánh giá lần lượt theo các thứ bậc từ cao xuống thấp thể hiện mức độ quan trọng của các nội dung phụ đạo. Sự sắp xếp này phù hợp với thực tiễn vì theo mục tiêu phụ đạo (đã đề cập phần trên), đầu tiên là củng cố, hệ thống hóa kiến thức, sau đó là bổ sung các kiến thức còn thiếu, điều này phù hợp với việc dạy những nội dung kiến thức mà HS chưa hiểu vì với mỗi nội dung kiến

thức, có HS hiểu hoặc có HS chưa hiểu. Qua bảng khảo sát, tác giả nhận thấy Nội dung dạy do tự các Thầy cô lựa chọn (xếp bậc thứ 6) được xếp sau Nội dung dạy do Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng đề xuất (xếp bậc thứ 4 và 5) không hợp lý trong thực tế vì trong quá trình giảng dạy, Người Thầy chính là người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho HS, hiểu được và nắm bắt được việc HS tiếp thu kiến thức ở mức độ nào để từ đó GV lựa chọn nội dung phụ đạo phù hợp với tình hình HS.

Với nội dung phụ đạo, tác giả căn cứ vào kết quả đánh giá thứ bậc và kết quả trung bình nhận thấy rằng theo GV không phải các yếu tố được chọn lựa sắp xếp ở thứ bậc sau là ít được quan tâm so với các nội dung trước đó mà quan trọng là người GV phải thật sự uyển chuyển trong việc thực hiện các nội dung giảng dạy dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu sao cho phù hợp với đặc điểm môn giảng dạy và đặc điểm đối tượng tiếp thu bài giảng. Kết quả về trung bình cộng cũng như độ lệch tiêu chuẩn giữa các ý kiến không chênh lệch nhiều, qua đó có thể nói rằng GV rất thận trọng khi cho ý kiến, đồng thời nội dung phụ đạo cần phù hợp với trình độ tiếp thu của HS và nội dung phụ đạo cần có sự phê duyệt của Ban giám hiệu. Tuy nhiên, GV cần sử dụng thông tin phản hồi từ HS, theo đề nghị của HS để điều chỉnh nội dung giảng dạy. Đây là nội dung được đánh giá mức độ thực hiện thấp nhất (thứ bậc 12). Thực tế cho thấy đa số GV dạy theo ý kiến chủ quan của GV, GV ít quan tâm đến những thông tin phản hồi từ HS để có sự điều chỉnh nội dung phù hợp với từng đối tượng tiếp thu. Thiết nghĩ, đây là một khâu không thể bỏ qua, đặc biệt đối với HS yếu kém. Bảng khảo sát cho thấy mức độ thực hiện nội dung dạy phụ đạo đánh giá tương đối đúng thực trạng.

* Phương pháp phụ đạo HS yếu

Kết quả ý kiến đánh giá của GV và CBQL về phương pháp phụ đạo HS yếu được đánh giá “đồng ý” theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau: Luyện tập (thứ bậc 1); Ôn tập (thứ bậc 2); Đàm thoại (thứ bậc 3); Phối hợp với phụ huynh (thứ bậc 4); Trực quan (thứ bậc 5); Khen thưởng (thứ bậc 6); Thuyết trình (thứ bậc 7); Giao việc (thứ bậc 8); Tác động riêng (thứ bậc 9); Thảo luận nhóm (thứ bậc 10); Tình huống (thứ bậc 11); Trò chơi (thứ bậc 12) và Trách phạt (thứ bậc 13).

Các ý kiến đánh giá về phương pháp phụ đạo HS yếu được đánh giá đồng ý theo thứ bậc từ cao đến thấp phù hợp với thực tiễn trong qua trình giảng dạy. Cụ thể: trong giờ dạy phụ đạo hầu hết GV có sử dụng phương pháp ôn tập (thứ bậc1) nhằm khắc sâu và củng cố kiến thức cho HS, sử dụng phương pháp luyện tập (thứ bậc 2) nhằm rèn cho HS kỹ năng giải bài tập và phương pháp đàm thoại (thứ bậc 3) để trao đổi thông tin giữa Thầy và Trò, GV đặt những câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS từ kiến thức dễ đến kiến thức khó. Các phương pháp này được đánh giá đồng ý theo thứ bậc từ 1 đến 3 tương ứng với các ý kiến đồng ý về mục tiêu phụ đạo (được đề cập ở trên) thể hiện các thứ bậc hợp logic trong thực tiễn. Qua trò chuyện và tiếp xúc với các GV trực tiếp tham gia phụ đạo, hầu hết GV đều đồng tình với 3 phương pháp trên được sử dụng nhiều trong giờ phụ đạo. Các phương pháp còn lại sử dụng rất ít hoặc hầu như không sử dụng vì ý kiến của các GV cho rằng không phù hợp trong giờ phụ đạo. Các ý kiến này được xếp theo thứ bậc hợp logic, phù hợp với thực tiễn khi giảng dạy.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 65 - 67)