Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 118 - 147)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi

Trên cơ sở lý luận và qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phụ đạo. Tác giả thăm dò ý kiến của CBQL và GV về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên với các mức độ như sau:

* Về mức độ cần thiết, tác giả đưa ra 3 mức độ như sau: - Rất cần thiết

- Cần thiết

- Không cần thiết

* Về mức độ khả thi, tác giả đưa ra 3 mức độ như sau: - Rất khả thi - Khả thi - Không khả thi Thang 3 mức * trung bình cộng từ 2,5 đến 3,0: mức cao/tốt * trung bình cộng từ 2,0 đến 2,49: mức khá cao/khá tốt * trung bình cộng từ 1,50 đến 1,99: mức trung bình * trung bình cộng dưới 1,50: mức kém

Bảng 3.1 : Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy phụ đạo HS yếu kém

Các giải pháp đề xuất Mức độ cần thiết ( %) Mức độ khả thi

RCT CT KCT TB ĐLTC Thứ bậc

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, PH về hoạt động phụ đạo HS yếu

Tác động vào nhận thức của HS yếu

tham gia học phụ đạo 66.7 31.0 2.3 1,75 1,19 1 Tác động vào nhận thức của GV về

sự cần thiết của HĐ phụ đạo 55.2 42.5 2.3 1,74 1,21 2 Tác động vào nhận thức của PH HS

yếu kém học phụ đạo 58.6 39.1 2.3 1,64 1,20 3 Tác động vào nhận thức của CBQL,

TT, nhóm trưởng về sự cần thiết của hoạt động phụ đạo

44.8 55.2 3.4 1,65 1,23 4

Tăng cường quản lý hoạt động phụ đạo

Xây dựng kế hoạch phụ đạo 66.3 30,3 3.4 2,21 1,25 1 Tổ chức thực hiện 37.8 57,6 4.6 2,30 1,25 2 Xây dựng chương trình, nội dung,

phương pháp dạy, hình thức tổ chức 54.9 39,4 5.7 1,84 1,20 3 Tăng cường các biện pháp hành

chính-pháp lý

47.7 47.7 4.6 1,40 1,26 4

Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo

Tổ chức sơ kết, tổng kết, chia sẻ và

rút kinh nghiệm 45,5 54,5 00.0 2,15 0,61 1 Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra dạy học

theo chuẩn kiến thức, kỹ năng 30,3 63,6 6,1 2,18 0,80 2 Xây dựng kế hoạch, thời gian KT 45.4 48,5 6,1 2,09 0,87 3

Khảo sát chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV định kỳ trong giờ phụ đạo

30.3 66,7 3,0 2,09 0,67 3

Thực hiện thường xuyên kiểm tra

chuyên môn của GV- HĐ phụ đạo 39.4 57,6 3,0 2,09 0,72 3 Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả

dạy phụ đạo của GV và chất lượng học tập của HS

36.4 60,6 3,0 2,00 0,79 6

Tăng cường phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận (BGH-GVCN- GV- GT)

45,5 54,5 00.0 2,33 0,64 1

CBQL thường xuyên thu thập thông tin, ý kiến phản hồi từ mọi thành viên trong nhà trường

33.4 60,6 00.0 2,21 0,64 2

Phối hợp với PH có con học phụ đạo 42,4 57,6 00.0 2,18 0,58 3 Phối hợp với Ban đại đại diện cha mẹ

HS và các lực lượng xã hội 30,3 63,6 3,0 1,96 0,72 4 Phối hợp với Đoàn TN tổ chức các

phong trào thi đua 42.4 57,6 00.0 1,78 0,92 5

Tăng cường CSVC, điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động phụ đạo

Sắp xếp thời gian hợp lý HĐ phụ đạo 45,5 54,5 00.0 2,27 0,62 1 Tăng nguồn kinh phí HĐ phụ đạo 42,4 57,6 00.0 2,21 0,59 2 Giới thiệu và cung cấp tài liệu phục

vụ giảng dạy của GV 33,3 60,6 3.1 2,00 0,79 3 Tăng cường QL, sử dụng có hiệu quả

CSVC, thiết bị dạy học 33,3 60,6 3.1 1,96 0,88 4 Nhận xét bảng 4 về nội dung đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi qua các tiêu chí đánh giá của các biện pháp:

3.4.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, PH về hoạt động phụ đạo HS yếu ở trường

* Về tính cần thiết: ý kiến đánh giá được xếp loại ưu tiên như sau:

1. Tác động vào nhận thức của HS yếu tham gia học phụ đạo

2. Tác động vào nhận thức của PH về việc ủng hộ, tạo điều kiện cho HS yếu học phụ đạo.

3. Tác động vào nhận thức của GV về sự cần thiết của hoạt động phụ đạo 4. Tác động vào nhận thức của CBQL, TT, nhóm trưởng

* Về tính khả thi: ý kiến đánh giá được xếp loại ưu tiên như sau:

1. Tác động vào nhận thức của học sinh yếu kém tham gia học phụ đạo 2. Tác động vào nhận thức của GV về sự cần thiết của hoạt động phụ đạo 3. Tác động vào nhận thức của CBQL, TT, nhóm trưởng về sự cần thiết của hoạt động phụ đạo

4. Tác động vào nhận thức của PH về việc ủng hộ, tạo điều kiện cho HS yếu kém học phụ đạo.

3.4.2. Biện pháp 2: Tăng cường quản lý hoạt động phụ đạo

* Về tính cần thiết: ý kiến đánh giá được xếp loại ưu tiên như sau:

1. Xây dựng kế hoạch phụ đạo

2. Xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy, hình thức tổ chức 3. Tổ chức thực hiện

4. Tăng cường các biện pháp hành chính-pháp lý

* Về tính khả thi: ý kiến đánh giá được xếp loại ưu tiên như sau:

1. Tổ chức thực hiện

2. Xây dựng kế hoạch phụ đạo

3. Xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy, hình thức tổ chức 4. Tăng cường các biện pháp hành chính-pháp lý

3.4.3. Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo của GV, hoạt động học của HS yếu.

1. Tổ chức sơ kết, tổng kết, chia sẻ và rút kinh nghiệm 2. Xây dựng kế hoạch, thời gian kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chuyên môn của GV- có công tác dạy phụ đạo

4. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy phụ đạo của GV và chất lượng học tập của HS

5. Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình GD PT

6. Khảo sát chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV định kỳ trong giờ phụ đạo

* Về tính khả thi: ý kiến đánh giá được xếp loại ưu tiên như sau:

1. Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình GD PT

2. Tổ chức sơ kết, tổng kết, chia sẻ và rút kinh nghiệm 3. Xây dựng kế hoạch, thời gian kiểm tra

4. Thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chuyên môn của GV- có công tác dạy phụ đạo

5. Khảo sát chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV định kỳ trong giờ phụ đạo

6. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả phụ đạo của GV và chất lượng học tập của HS

3.4.4. Biện pháp 4: Tăng cường phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo

* Về tính cần thiết: ý kiến đánh giá được xếp loại ưu tiên như sau:

1. Xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận (BGH-GVCN- GV- GT)

2. Phối hợp với PH có con học phụ đạo

3. CBQL thường xuyên thu thập thông tin, ý kiến phản hồi từ mọi thành viên trong nhà trường

4. Phối hợp với Đoàn TN tổ chức các phong trào thi đua

5. Phối hợp với Ban đại đại diện cha mẹ HS và các lực lượng xã hội

* Về tính khả thi: ý kiến đánh giá được xếp loại ưu tiên như sau:

1. Xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận (BGH-GVCN- GV- GT)

2. CBQL thường xuyên thu thập thông tin, ý kiến phản hồi từ mọi thành viên trong nhà trường

3. Phối hợp với PH có con học phụ đạo

4. Phối hợp với Ban đại đại diện cha mẹ HS và các lực lượng xã hội 5. Phối hợp với Đoàn TN tổ chức các phong trào thi đua

3.4.5. Biện pháp 5: Tăng cường CSVC, điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động phụ đạo

* Về tính cần thiết: ý kiến đánh giá được xếp loại ưu tiên như sau:

1.Sắp xếp thời gian hợp lý cho việc phụ đạo 2.Tăng nguồn kinh phí cho hoạt động phụ đạo

3.Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học 4.Giới thiệu và cung cấp tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy của GV

* Về tính khả thi: ý kiến đánh giá được xếp loại ưu tiên như sau:

1.Sắp xếp thời gian hợp lý cho việc phụ đạo 2.Tăng nguồn kinh phí cho hoạt động phụ đạo

3. Giới thiệu và cung cấp tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy của GV 4. Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học.

Qua kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của việc đề xuất các biện pháp quản lý cho thấy các biện pháp đưa ra đều được đánh giá khá cao. Ở mức độ rất cần thiết và cần thiết từ 93,9 % trở lên, mức độ rất khả thi và khả thi của các nội dung được đánh giá ở mức khá cáo (có điểm trung bình từ 2.0 trở lên) (trừ biện pháp Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, PH về hoạt động phụ đạo HS yếu). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả thăm dò ý kiến và trao đổi, tiếp xúc với một số CBQL, hầu hết các ý kiến cho rằng hoạt động phụ đạo HS yếu là nhiệm vụ cần thiết của mỗi trường

học. Tuy nhiên điều này còn lệ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như: thời gian, phòng học và sự quản lý chuyên cần của HS đối với BGH, GV giảng dạy. Nếu không có những điều kiện trên khó tổ chức phụ đạo theo kế hoạch. Trong quá trình phụ đạo, GV cần hướng dẫn thêm cho HS phương pháp tự học để HS chủ động hơn khi học ở nhà, có tinh thần tự giác, cầu tiến thì hiệu quả mới cao. Ngoài ra, đa số ý kiến cho rằng kế hoạch phụ đạo cần có trong kế hoạch chuyên môn của nhà trường và phổ biến từ đầu năm học.

Để quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu đạt hiệu quả cao trước hết HT cần nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, PH về hoạt động phụ đạo HS yếu, tăng cường quản lý hoạt động phụ đạo; phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động; Tăng cường CSVC, điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động phụ đạo; Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo của GV, hoạt động học của HS yếu;. Trên đây là một số biện pháp quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phụ đạo, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu của các trường THCS Quận 3, TP Hồ Chí Minh kết hợp với cơ sở lý luận dạy học, lý luận quản lý hoạt động dạy học, đồng thời đối chiếu với mục tiêu đào tạo và tình thình thực tế, tác giả đề xuất một số biện pháp trên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu,nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường THCS trong thành phố.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ và yêu cầu bức thiết của ngành GD&ĐT nói chung và của các trường THCS nói riêng.

Trong tất cả các yếu tố góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở nhà trường thì quản lý dạy học là yếu tố then chốt. Nó định hướng, dẫn dắt hoạt động dạy học đi đúng quĩ đạo. Vì thế muốn khẳng định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một nhà trường nào ở bất kỳ một thời điểm nào thì CBQL cần phải làm tốt công tác quản lý hoạt động giảng dạy trong đó có hoạt động dạy phụ đạo.

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài tác giả rút ra môt số kết luận khái quát như sau:

- Quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu là quá trình CBQL hoạch định và tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phụ đạo HS yếu của giáo viên nhằm bổ sung, ôn tập, củng cố hệ thống kiến thức, rèn luyện kỹ năng tương ứng, nâng cao và hoàn thiện năng lực học tập của HS yếu ở những môn học nhất định nhằm đạt được mục tiêu, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Giáo dục THCS Quận 3 tuy có những thành tựu về nhiều mặt song là một quận trung tâm thành phố so với mặt bằng chất lượng giáo dục chung của thành phố thì vần còn nhiều yếu kém. Trong đó có công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu của CBQL còn nhiều mặt hạn chế, bất cập, như:

 Nhận thức và thái độ của một số CBQL và giáo viên còn hạn chế.

 Tìm hiểu và phân loại HS chưa quan tâm đầy đủ.

 Thiếu kinh phí và thời gian hỗ trợ cho hoạt động phụ đạo HS yếu.

 Thực hiện các chức năng quản lý chưa tốt.

 Chưa thực hiện được các biện pháp quản lý phù hợp.

 Kiểm tra, giám sát chưa phát hiện được những bất cập nên điều chỉnh không kịp thời.

- Tăng cường công tác quản lý hoạt động phụ đạo ở trường THCS là hết sức cần thiết. Để nâng cao chất lượng dạy học, CBQL nhà trường phổ thông phải nắm vững lý luận QLGD, quản lý hoạt động giảng dạy; nắm bắt thực tiễn đa dạng, phong phú của trường học; đề ra và thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ.

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của giáo dục THCSvà thực trạng tại các trường THCS Quận 3, TP Hồ Chí Minh, đối chiếu với cơ sở lý luận tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy phụ đạo nhằm giúp cho việc quản lý hoạt động dạy phụ đạo hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dạy học. Các biện pháp đó là:

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS, PH về hoạt động phụ đạo HS yếu - Tăng cường quản lý hoạt động phụ đạo

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động phụ đạo

- Tăng cường phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động phụ đạo

- Tăng cường CSVC, điều kiện, phương tiện thực hiện hoạt động phụ đạo Với những căn cứ trên, xét tính cần thiết và tính khả thi, các biện pháp trên có tác dụng phần nào trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu ở các trường THCS.

2. Kiến nghị

* Đối với Bộ giáo dục & đào tạo

- Cần có văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác phụ đạo HS trên phạm vi toàn quốc để có sự chỉ đạo thống nhất chung trong điều hành công tác quản lý, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để CBQL cấp cơ sở thực thi công tác quản lý và trên cơ sở đó phát huy được khả năng sáng tạo của mình.

* Đối với Sở giáo dục & đào tạo

- Cần có văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác phụ đạo HS trong phạm vi thành phố; tổ chức các buổi thảo luận về phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập của HS yếu, đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra, có chế độ đãi ngộ cho GV tham gia hoạt động dạy phụ đạo để tạo động lực cho CBQL, GV an tâm và tích cực tham gia cống hiến.

* Đối với Phòng giáo dục

- Chỉ đạo công tác tuyển sinh đầu cấp học và phân bổ HS đồng đều hợp lý cho các trường tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng dạy học, tránh sự phân bố chất lượng HS không đồng đều ở các trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cần có văn bản hướng dẫn chỉ đạo công tác phụ đạo HS trong phạm vi quận, tổ chức các buổi thảo luận về phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập của HS yếu dành cho CBQL, GV trực tiếp tham gia hoạt động dạy phụ đạo.

- Công tác thanh tra chuyên môn GV, thanh tra quản lý chuyên môn, nhà

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 118 - 147)