Kiến đánh giá của CBQLvà GV về phương pháp phụ đạo

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 67 - 69)

Phương pháp dạy phụ đạo TB ĐLTC Thứ bậc

Ôn tập 3,40 1,83 1 Luyện tập 3,33 1,86 2 Đàm thoại 3,19 1,98 3 Thuyết trình 2,16 2,07 4 Trực quan 2,05 2,01 5 Khen thưởng 1,70 1,97 6 Giao việc 1,40 1,87 7 Tác động riêng 1,34 1,85 8 Thảo luận nhóm 1,18 1,75 9 Tình huống 0,98 1,65 10 Trách phạt 0,81 1,56 11 Trò chơi 0,71 1,42 12

Theo kết quả khảo sát cho thấy mức độ thực thực hiện phương pháp phụ đạo được đánh giá từ mức trung bình khá xuống kém. Những phương pháp được GV quan tâm đầu tiên trong quá trình giảng dạy như: phương pháp ôn tập (3,4- thứ bậc 1), luyện tập (3,33- thứ bậc 2) và đàm thoại (3,19- thứ bậc 3) được đánh giá cao hơn các phương pháp khác. Sự đánh giá này tương ứng với việc đánh giá đồng ý sử dụng các phương pháp này trong giảng dạy theo thứ bậc từ 1 đến 3. Điều này cho thấy có sự thống nhất cao khi sử dụng các phương pháp trên và mức độ đánh giá trên là đáng tin cậy. Những phương pháp được đánh giá thực hiện ở mức độ thấp hơn là phương pháp thuyết trình (2,16-thứ bậc 4), phương pháp trực quan (2,05- thứ bậc 5), phụ huynh nhắc nhở (1,77- thứ bậc 6), đánh giá này đúng với thực tế vì các phương pháp này ít sử dụng trong giờ dạy hoặc thực hiện chưa đồng bộ. Căn cứ vào kết quả đánh giá thứ bậc và kết quả trung bình nhận thấy rằng trong giờ phụ đạo GV phải thật sự uyển chuyển trong việc kết hợp lựa chọn các phương pháp lên lớp sao cho phù hợp với đối tượng tiếp thu bài giảng, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của HS. Kết quả về trung bình cộng không chênh lệch lớn, qua đó có thể nói rằng GV đã rất thận trọng khi cho ý kiến. Khảo sát trên cho kết quả khá hợp lý với thực trạng.

* Phương tiện phụ đạo

Kết quả ý kiến đánh giá của GV và CBQL về phương tiện dạy phụ đạo cho HS yếu được đánh giá “đồng ý” theo thứ bậc từ cao đến thấp như sau: Sách giáo khoa và sách bài tập (thứ bậc 1); Tài liệu tham khảo (thứ bậc 2); Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu (thứ bậc 3); Chỉ sử dụng bảng (thứ bậc 4); Có sử dụng máy chiếu (thứ bậc 5) và Có sử dụng internet (thứ bậc 6).

Theo ý kiến của đa số GV và CBQL thì phương tiện sử dụng chủ yếu trong hoạt động phụ đạo dành cho GV và HS là sách giáo khoa và sách bài tập (xếp thứ bậc 1), đây là hai loại sách cơ bản cần thiết cho HS trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo (xếp thứ bậc 2) cũng được hầu hết GV đề cập tới vì loại sách này bổ sung cho HS một số bài tập cơ bản và nâng cao kiến thức, giúp HS rèn thêm kỹ năng làm bài tập. Đối với hoạt động phụ đạo thì bảng đen (xếp thứ bậc 4)

là phương tiện được GV sử dụng nhiều nhằm truyền tải kiến thức cơ bản, giải bài tập cho HS. Còn máy chiếu và Internet (xếp thứ bậc 5 và 6) chỉ là phương tiện bổ sung cho hoạt động giảng, giúp GV trình bày kiến thức bằng hình ảnh, tạo không khí lớp học sinh động hơn. Có thể nói việc đánh giá đồng ý các phương tiện được xếp theo thứ bậc từ cao xuống thấp phù hợp với tình hình thực tiễn.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý hoạt động phụ đạo HS yếu các trường THCS quận 3, TP hồ chí minh (Trang 67 - 69)