Hoạch định nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 27 - 28)

1.3 Nội dung quản lý nhân lực trong các trƣờng đại học

1.3.1 Hoạch định nhân lực

Là một trong bốn chức năng của quản lý, việc hoạch định là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu về nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch lao động để đáp ứng được nhu cầu đó. Quản lý nhân lực được hiểu là sự đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và hài hòa về cơ cấu vì thế hoạch định nhân lực là quá trình xác định một cách có hệ thống những yêu cầu về số lượng, chất lượng đội ngũ nhân lực theo cơ cấu ngành nghề để đáp ứng được nhu cầu của từng bộ phận, từng khoa và nhà trường ở mỗi thời kỳ nhất định, có thể khái quát quá trình hoạch định theo các bước sau:

+ Bước 1: Dự báo nhu cầu và xác định khả năng của nhân lực hiện tại: Cầu nhân lực là số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc của tổ chức trong một thời kỳ nhất định.

Một số phương pháp để dự đoán cầu nhân lực: Đối với nhân lực là giảng viên thường sử dụng phương pháp theo tiêu chuẩn định biên – căn cứ vào nhiệm vụ cần hoàn thành năm kế hoạch và định mức công việc của một giảng viên để dự đoán nhu cầu giảng viên và phương pháp dự đoán dựa vào cầu nhân lực của từng đơn vị. Sau khi dự đoán cầu nhân lực trong tương lai tiến hành xác định nhân lực hiện có của tổ chức để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

+ Bước 2: Phân tích cung, cầu: Tùy từng trường hợp mà tổ chức có những biện pháp cho phù hợp với tổ chức của mình, cũng giống như quy luật cung cầu khác, nếu cung nhân lực bằng cầu nhân lực nghĩa là nhân lực phù hợp, nếu cung lớn hơn cầu thì tổ chức thừa nhân lực, cung nhỏ hơn cầu thì xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động.

+ Bước 3: Đề ra các chính sách và kế hoạch. + Bước 4: Kiểm soát và đánh giá.

Hoạch định nhân lực cần đảm bảo các yêu cầu sao cho:

- Về chất lượng: Căn cứ theo định hướng và mục tiêu phát triển của nhà trường từ đó hoạch định chất lượng nhân lực giảng viên, cán bộ, nhân viên theo từng giai đoạn cho phù hợp, năng lực, trình độ chuyên môn của giảng viên, nhân viên phải đáp ứng được nhu cầu công việc của từng vị trí công tác. - Về số lượng và cơ cấu nhân lực: Dựa trên cơ sở chiến lược phát triển của nhà trường và tình hình phát triển của ngành, lĩnh vực liên quan cần lựa chọn phương án tuyển chọn số lượng nhân lực cần thiết theo cơ cấu hợp lý ở mỗi khoa, tổ bộ môn và cho toàn trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)