4.2 Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của nhà
4.2.3 Hoàn thiện công tác sắp xếp, sử dụng nhân lực
- Sau khi tuyển dụng, lựa chọn, sang lọc thì nhà trường cần phải tiếp tục bố trí, sắp xếp hợp lý công việc cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên phù hợp với chuyên ngành đạo tạo và với năng lực sở trường cũng như tiềm năng phát triển của từng người, điều này sẽ tạo điều kiện, lợi thế trong việc khai thác, sử dụng nguồn lao động cũng như tạo động lực để mỗi cá nhân người lao động phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, phát triển được hết những khả năng của mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nhà trường.
- Đối với những lao động chưa được bố trí và sắp xếp theo đúng chuyên ngành đào tạo, năng lực, sở trường cần xem xét tạo điều kiện để bố trí, sắp xếp lại công việc cho phù hợp hơn. Ban lãnh đạo nhà trường cũng cần lắng nghe đầy đủ những tâm tư, nguyên vọng, ý kiến của từng cá nhân người lao động để có được sự thay đổi hợp lý, tạo ra bầu không khí thỏa mái, dân chủ trong việc thực hiện bố trí, sắp xếp công việc.
- Cần điều chỉnh một số quy định về thời gian cho hợp lý hơn nhất là với đội ngũ giảng viên như: định mức giờ giảng, giờ nghiên cứu khoa học để hài hòa cân đối giữa việc công và việc tư nhằm tránh tình trạng quá tải vì suy cho cùng thì các cán bộ, giảng viên ngoài giờ công tác vẫn phải đảm bảo thời gian dành cho gia đình, con cái, nhất là đối với cán bộ, giảng viên là nữ giới.
- Về việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo các đơn vị từ chức danh tổ phó chuyên môn trở lên nhà trường cũng cần phải dựa trên quá trình theo dõi, qui hoạch, có kế hoạch bồi dưỡng cả về mặt chuyên môn cũng như chính trị và phải được rèn luyện qua thử thách công việc.
- Việc sắp xếp, sử dụng nhân lực phải được đảm bảo một cách hài hòa, hiệu quả, khắc phục bằng được tình trạng chỗ thì thừa, chỗ thì thiếu hụt nhân lực, tránh lãng phí, tốn kém chi phí cho nhà trường.