Hoàn thiện công tác đánh giá, giám sát nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 89 - 90)

4.2 Những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực của nhà

4.2.5 Hoàn thiện công tác đánh giá, giám sát nhân lực

Trong bất cứ tổ chức sử dụng nhân lực nào thì việc đánh giá, giám sát và thực hiện tốt công tác đoàn kết nội bộ là vô cùng quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành bại của tổ chức. Trong môi trường giáo dục và đào tạo việc đánh giá đúng, chính xác và ghi nhận kịp thời sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng, việc đánh giá, giám sát giúp cho ban lãnh đạo nhà trường thu thập được những thông tin chính xác, kịp thời và có cái nhìn tổng thể hơn về việc quản lý nguồn nhân lực từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời để đưa hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp. Việc đánh giá, giám sát nhằm:

-Sớm phát hiện ra những sai lệch giữa kế hoạch đề ra và thực tiễn thực hiện và tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch đó, từ đó ngăn chặn kịp thời những phát sinh tiêu cực, những ảnh hướng xấu đến nhà trường.

- Đánh giá, giám sát để xác định những điểm mạnh, điểm yếu và các giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả làm việc của các cán bộ, giảng viên của từng đơn vị trong nhà trường và lấy đó làm căn cứ để sắp xếp, bố trí bồi dưỡng cán bộ, nhân viên cho phù hợp, thực hiện các chế độ khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời.

- Đánh giá, giám sát cán bộ nhân viên nhằm đưa đội ngũ người lao động vào hoạt động nề nếp của nhà trường và cũng là căn cứ cho các hoạt động sàng lọc, bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác phù hợp.

Muốn đánh giá, giám sát hiệu quả nhân lực trường cần phải thực hiện xây dựng quy trình đánh giá phù hợp đối với nhân lực thông qua nhiều kênh, thông tin đa chiều để có sự đánh giá chính xác nhất, trung thực và khách quan nhất. Quy trình này cần đảm bảo các yếu tố như:

+ Cán bộ quản lý đánh giá giảng viên, nhân viên thông qua theo dõi, giám sát việc thực thi công việc.

+ Các đoàn thể đánh giá đánh giá các đoàn viên trong tổ thông qua các kỳ tổng kết và có sự đánh giá, nhận xét lẫn nhau.

+ Đồng nghiệp nhận xét thông qua các buổi làm việc chéo, các buổi dự giờ của giảng viên.

+ Sinh viên, học viên đánh giá giảng viên, các cán bộ phục vụ công tác giảng dạy thông qua các phiếu điều tra, các cuộc phỏng vấn, lấy ý kiến.

+ Các cán bộ, giảng viên, nhân viên tự đánh giá bản thân thông qua bản kiểm điểm định kỳ, hàng năm.

Việc giám sát, đánh giá một cách trung thực khách quan và công bằng cũng là tiền đề cho việc xây dựng việc đoàn kết nội bộ, nhà trường làm tốt khâu đánh giá, giám sát sẽ làm cho các cán bộ, giảng viên, nhân viên cảm nhận được sự công bằng, khách quan và thấy những công lao, thành tích của mình được nghi nhận, những khuyết điểm, yếu kém được nhắc nhở giúp đỡ và được đồng nghiệp chia sẻ, động viên từ đó tập thể có được môi trường thuận lợi để hiểu về nhau hơn, tăng cường tính đoàn kết tập thể hơn và họ thấy gắn bó với nhau hơn vì một mục tiêu của nhà trường là cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)