Các chế độ đãi ngộ nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 32)

1.3 Nội dung quản lý nhân lực trong các trƣờng đại học

1.3.6 Các chế độ đãi ngộ nhân lực

- Các chế độ đãi ngộ: Trên cơ sở đánh giá người lao động làm căn cứ, cơ sở cho việc nhà quản lý thực hiện các chế độ đãi ngộ, trả công cho người lao động, thực hiện chế độ đãi ngộ cho cán bọ giảng viên, nhân viên chính là quá trình bù đắp các hao phí lao động của giảng viên, nhân viên cả về vật chất và tinh thần. Các công cụ đãi ngộ bao gồm:

+ Công cụ vật chất: Trước hết đó là tiền lương, đây là bộ phận chủ yếu tạo nên thu nhập cho người lao động, mức lương thường được sử dụng như một đòn bẩy để thúc đẩy, khuyến khích các cán bộ giảng viên, nhân viên trong các trường đại học hiện nay. Sau đó là các công cụ khuyến khích tài chính như: tăng lương tương xứng với thực hiện công việc, phụ cấp, thưởng hoàn thành công việc…

+ Công cụ phi vật chất: Nhà quản lý cần sử dụng thêm các hình thức khuyến khích khác để thỏa mãn nhu cầu của người lao động như: tạo môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết, thân thiện giúp đỡ lẫn nhau, tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động.

- Công tác khen thưởng, kỷ luật: Là một trong những công việc không kém phần quan trọng để động viên, khuyến khích kịp thời những lao động có thành tích tốt đồng thời ngăn chặn, răn đe kịp thời đối với những lao động vi phạm, có những hành động lệch lạc đi chệch hướng với mục tiêu của tổ chức.

1.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)