Đánh giá, kiểm tra, giám sát nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 30 - 32)

1.3 Nội dung quản lý nhân lực trong các trƣờng đại học

1.3.5 Đánh giá, kiểm tra, giám sát nhân lực

Trong quản lý nhân lực thì khâu đánh giá kết quả thực hiện công việc là một trong những nhiệm vụ quan trọng và không ít khó khăn, nó được coi là chìa khóa cho các tổ chức trong công tác hoạch định, tuyển dụng, sử dụng cũng như đào tạo, phát triển, đãi ngộ nhân lực. Riêng trong các trường đại học việc đánh giá nhân lực nói chung và đánh giá nhân lực là cán bộ giảng viên nói riêng còn mang tính đặc thù và là yêu cầu thường xuyên, liên tục rất xác đáng và cần thiết. Các bước đánh giá giảng viên như sau:

- Bước 1: Xác định mục đích, mục tiêu của việc đánh giá giảng viên: Đánh giá giảng viên là cơ sở để phân loại, thực hiện các chế độ chính sách kích thích giảng viên làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc đánh giá cung cấp thông tin phản hồi cho giảng viên biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn mẫu và so với các giảng viên khác, từ đó giúp mỗi cá nhân điều chỉnh, sửa chữa những khiếm khuyết, sai lầm nếu có trong quá trình làm việc, kích thích động viên những giảng viên có ý tưởng sáng tạo, trách nhiệm và thúc đảy nỗ lực thực hiện công việc tốt hơn thông qua những điều khoản về đánh giá, ghi nhận, hỗ trợ của nhà trường.

- Bước 2: Xác định các tiêu chí đánh giá, các tiêu chí bao gồm:

+ Mức độ đáp ứng các yêu cầu của giảng viên, nó thể hiện như: tác phong làm việc, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể.

+ Thực hiện kế hoạch giảng dạy: Khối lượng nội dung kiến thức được thực hiện theo đúng quy định, đảm bảo kế hoạch giảng dạy theo đúng kế hoạch của Khoa, của nhà trường đề ra, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng bài giảng, đánh giá công bằng chính xác năng lực của sinh viên.

+ Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học: Giảng viên phải đảm bảo số bài nghiên cứu khoa học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo, số các bài báo, bài nghiên cứu qua từng năm.

-Bước 3: lựa chọn phương pháp đánh giá thích hợp: Phương pháp thường được sử dụng là phương pháp “quản lý bằng mục tiêu” phương pháp này nhấn mạnh vào kết quả mà giảng viên đạt được.

- Bước 4: Xác định người đánh giá và huấn luyện về kỹ năng đánh giá thực hiện công việc: Việc đánh giá được thực hiện từ nhiều khía cạnh khác nhau như: Giảng viên tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá của sinh viên, đánh giá của nhà lãnh đạo, người quản lý trực tiếp.

- Bước 5: Thông báo cho các cá nhân về nội dung, phạm vi đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)