Các tiêu chí đánh giá quản lý nhân lực trong trƣờng đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 36 - 39)

1.5.1 Tiêu chí về năng suất lao động

- Trước tiên muốn đánh giá được về năng suất lao động nhà quản lý cần phải đánh giá được các tiêu chí về chất lượng nhân lực, các yếu tố bao gồm:

+Thể lực: thể lực của nhân lực được phản ánh qua các tiêu chí như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, chỉ tiêu về tình trạng bệnh tật(các giác quan nội khoa, ngoại khoa, thần kinh…) của nhân lực, các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, các điều kiện về chăm sóc sức khỏe …Trong các trường đại học cần trú trọng đến việc này từ khâu xét tuyển nhân lực đầu vào, ngoài việc người lao động đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe thì cần phải quan tâm cả đến các yếu tố ngoại hình nhất là đội ngũ giảng viên vì có thể nói đây là đội ngũ đại diện cho hình ảnh, thương hiệu của nhà trường.

+ Trí lực: Tri thức là yếu tố cơ bản nhất để đánh giá trí lực của nhân lực, tri thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng có được nhờ giáo dục và sự trải nghiệm trong cuộc sống của con người. Việc nắm vững được những tri thức cơ bản giúp nhân lực gặp được nhiều thuận lợi trong

công việc. Có thể nói tri thức là sự kết tinh, chọn lọc, sự tiếp nhận có lựa chọn của con người và biến tri thức thành cái riêng của mình ở mỗi con người, các tiêu chí để đánh giá tri thức của nhân lực thường là: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn.

+ Kỹ năng mềm: Là khả năng liên quan đến sự lãnh đạo, huấn luyện, hợp tác, sáng tạo để giải quyết vấn đề, có thể tổng hợp kỹ năng này qua các tiêu chí như: Kỹ năng học và tự học, kỹ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh của cá nhân, kỹ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm, kỹ năng lập kế hoạch tổ chức và quản lý công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thương thuyết, đàm phán.

+ Năng lực ngoại ngữ, tin học: Việc thông thạo ngoại ngữ và tin học là chìa khóa quan trọng giúp người lao động tiếp cận với nền tri thức tiên tiến, hỗ trợ đắc lực cho công việc việc này lại càng quan trọng hơn đối với nhân lực ở trong các trường đại học.

+ Phẩm chất tâm lý- xã hội của nguồn nhân lực: Đó là những yếu tố liên quan đến ý thức của nhân lực, từ ý thức nó liên quan trực tiếp đến chất lượng công việc, đến phong cách, tác phong làm việc và việc tuân thủ quy chế, nội quy lao động của nhân lực.

Nhân lực muốn đạt được năng suất lao động cao phải đáp ứng được các yếu tố về chất lượng nói trên, nhà quản lý dựa trên các yếu tố tổng hợp về chất lượng nhân lực để đánh giá về năng suất lao động một cách khách quan, chính xác nhất.

> Tổng hợp các chỉ tiêu trên chính là tiêu chí đánh giá theo hiệu quả công việc.

1.5.2 Tiêu chí về chi phí cho nhân lực

Đây chính là tính hiệu quả của việc quản lý nhân lực vì suy cho cùng

hiệu quả. Trong môi trường giáo dục nước ta hiện nay còn mang nặng tính bao cấp nên tính hiệu quả chưa được quan tâm đúng mức, tuy nhiên trong thời gian tới, khi các trường đại học dần tiến tới tự chủ thì nhà quản lý cần phải đề cao tiêu chí này.

1.5.3 Tiêu chí về mức độ hài lòng, sự gắn kết của nhân lực với tổ chức

Đây có thể nói là một tiêu chí quan trọng, khi người lao động có được sự hài lòng và mong muốn được cống hiến, gắn bó lâu dài với đơn vị, tổ chức thì có nghĩa là họ đã được đáp ứng về mặt vật chất và tinh thần một cách đầy đủ, trong môi trường mà họ thấy mình được đối xử một cách công bằng và được tạo điều kiện cũng như các cơ hội thăng tiến trong công việc. Ngược lại nhà quản lý cũng cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút, gắn kết người lao động để tạo nên sự gắn bó vì mục tiêu chung, lợi ích chung.

1.5.4 Tiêu chí đánh giá theo trình độ chuyên môn

Tức là xem xét cơ cấu nhân lực ở mỗi bộ phận trong tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng, cơ cấu nhân lực chưa phù hợp, thừa hay thiếu nhân lực ở bất cứ bộ phận nào đều ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất lao động của tổ chức làm mất đi tính đồng bộ và khả năng hợp tác giữa các phòng ban, bộ phận, thiếu nhân lực ở bộ phận này có thể là thừa lao động ở bộ phận khác. Hậu quả là việc không sử dụng hết nhân lực, lãng phí sức lao động dẫn đến lãng phí các khoản chi phí và nó ảnh hưởng tới sự phát triển của tổ chức trong tương lai.

1.5.5 Tiêu chí về việc đưa ra các quy chế, quy định

Muốn quản lý tốt trước hết phải đưa ra được các quy chế, quy định chuẩn mực, sát thực để thực hiện tốt tiêu chí này đòi hỏi các điều kiện như: - Tổ chức đã có hệ thống quy trình quản lý nhân lực hay chưa?

- Nếu đã có thì phải xem xét đánh giá nó có phù hợp hay chưa, cần phải bổ sung, chỉnh sửa những gì? Nếu chưa có thì phải xây dựng nó như thế nào, theo quy chuẩn nào?

1.5.6 Tiêu chí về việc quản lý việc thực hiện của nhân lực

Muốn cho toàn bộ nhân lực trong tổ chức thực hiện tốt công việc và tuân thủ những quy định, quy trình mà nhà quản lý đưa ra thì việc quan trọng là nhà quản lý phải xem xét lại các quy trình, quy định đó đã phù hợp hay chưa, đối tượng quản lý có biết và có hiểu những quy định đó hay không? và làm thế nào để duy trì việc tuân thủ các quy định đó.

1.5.7 Tiêu chí về kiểm tra, đánh giá và xử lý

Kiểm tra là để phát hiện ra sự không phù hợp ở các bộ phận, phòng ban và phải thực hiện đúng lúc, đúng thời điểm và đưa ra cách thức xử lý ngay cho phù hợp , loại bỏ các lãng phí cho tổ chức.

1.5.8 Tiêu chí về việc cải tiến công tác quản lý

Việc kiểm tra, đánh giá, xử lý mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện ra những cái không phù hợp đúng thời điểm và đưa ra cách xử lý kịp thời. Điều quan trọng hơn của tổ chức là phải biết cải tiến, cải cách các quy định, quy trình đó như việc: cải tiến chất lượng công việc, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ đó đưa nhân lực vào việc thích ứng ở hiệu quả cao hơn, năng suất tốt hơn, quy trình quản lý hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)