Chức năng nhiệm vụ của trường Đại học ngoại thương Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 48 - 51)

3.1 Giới thiệu khái quát về trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của trường Đại học ngoại thương Hà Nội

- Chức năng và nhiệm vụ của trường Đại học Ngoại thương là đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, luật, công nghệ và ngoại ngữ; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phát triển năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên; rèn luyện kỹ năng làm việc và lối sống trong môi trường quốc tế hiện đại. Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm giao lưu học thuật và văn hóa giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

- Tầm nhìn phát triển: Đến năm 2030, Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học tự chủ, theo định hướng nghiên cứu, nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu của khu vực.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của trường Đại học ngoại thương Hà Nội.

Cơ cấu tổ chức của Trường bao gồm: Hội đồng Trường (trước năm 2015); Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng; Hội đồng Khoa học và đào tạo; 2 Cơ sở (Cơ sở II tại Tp.HCM và Cơ sở Quảng Ninh); 14 khoa/bộ môn chuyên môn (Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kinh tế quốc tế, Luật, Kế toán – Kiểm toán, Tiếng Anh thương mại, Tiếng Anh chuyên ngành, Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Nhật thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Nga, Cơ bản, Lý luận chính trị); 18 phòng, khoa, trung tâm chức năng và tương đương (Tổ chức – Hành chính, Quản lý đào tạo, Quản lý khoa học, Quản trị thiết bị, Kế hoạch – Tài chính, Đào tạo tại chức, Công tác Chính trị và sinh viên, Thanh tra, Y tế, Quản lý dự án, Hợp tác quốc tế, Sau đại học, Truyền thông và quan hệ đối ngoại, Trung tâm Thông tin và khảo thí, Thư viện, Khoa Đào tạo quốc tế, Trung tâm Phát triển quốc tế, Trung tâm Đảm bảo chất lượng); một số đơn vị nghiên cứu và phát triển, trung tâm dịch vụ, hạch toán độc lập (Viện Kinh tế và Thương mại quốc tế, Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản, Trung tâm Feretco); Tổ chức Đảng, đoàn thể gồm: Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn TN cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên.

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ cấu tổ chức của trƣờng Đại học Ngoại thƣơng ĐẢNG BỘ TRUNG TÂM ICCC CÔNG ĐOÀN TRƢỜNG ĐOÀN THANH NIÊN HỘI SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)