3.1 Giới thiệu khái quát về trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội
3.1.4 Hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường
học Ngoại thương
* Hoạt động giảng dạy: Hiện Trường Đại học Ngoại thương có 11
ngành đào tạo trình độ đại học (Kinh tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán – Kiểm toán, Tài chính – Ngân hàng, Luật, Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Nhật) với 23 CTĐT các chuyên ngành, trong đó 2 CTTT (Kinh tế, Quản trị kinh doanh), 4 CTĐT CLC (Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Ngân hàng và tài chính quốc tế) và 17 CTĐT đại trà (Kinh tế đối ngoại, Thương mại quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh tế và phát triển quốc tế, Tài chính quốc tế, Ngân hàng, Phân tích đầu tư tài chính, Quản trị kinh doanh quốc tế, Quản trị du lịch – khách sạn, Kế toán – Kiểm toán, Kế toán – Kiểm toán theo định hướng ACCA, Luật Thương mại quốc tế, Tiếng Anh thương mại,Tiếng Pháp thương mại, Tiếng Trung thương mại, Tiếng Nhật thương mại). Trường áp dụng chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học, vừa làm vừa học (Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Kế toán, Tài chính quốc tê, Tiếng Anh thương mại, Kinh tế quốc tế, Ngân hàng thương mại, Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tiếng Anh thương mại, Luật Thương mại quốc tế) giống như chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học chính quy. Bên cạnh đào tạo trình độ đại học, Trường có 6 chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ (Kinh tế quốc tế, Kinh doanh thương mại, Chính sách và Luật thương mại quốc tế, Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Điều hành kinh doanh cao cấp) và 2 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ (Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh). Trường cũng liên kết đào tạo nhiều chương trình đào tạo trình độ đại học (7 CTĐT), ThS (10 CTĐT) với các cơ sở giáo dục đại học nước ngoài (Anh, Mỹ, Đan Mạch, Pháp…).Trường có quan hệ hợp tác hiệu quả với nhiều trường đại học trên thế giới, sản phẩm đào
tạo của trường được xã hội đánh giá cao. Trường đã cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Về hoạt động đào tạo: Trường Đại học Ngoại thương đã thực hiện đa
dạng hóa các hình thức đào tạo trình độ đại học và sau đại học, thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Các hình thức đào tạo của nhà trường đa dạng, mềm dẻo, linh hoạt đáp ứng nhu cầu của xã hội và tuân thủ chặt chẽ theo quy định và chuẩn mực chung. Trường đã áp dụng thành công đào tạo theo tín chỉ cho hệ đại học chính quy, khóa đầu tiên K47 đã tốt nghiệp năm 2012, tạo tiền đề áp dụng đào tạo tín chỉ cho đào tạo vừa làm vừa học và sau đại học. Có kế hoạch cụ thể trong việc triển khai học chế tín chỉ cho các hệ, bậc đào tạo trong toàn trường. Chủ động thực hiện đầy đủ công tác đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, đặc biệt là lấy ý kiến từ sinh viên. Khuyến khích và tổ chức nhiều hoạt động đào tạo nhằm đổi mới phương pháp dạy và học. Giảng viên không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, sinh viên cũng được phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu và làm việc tập thể, làm việc theo nhóm. Nhà trường đã có hệ thống sổ sách quản lý kết quả học tập của người học song song với phần mềm tin học, đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, truy cập và tổng hợp báo cáo, đồng thời có các giải pháp đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Việc cấp phát văn bằng được thực hiện nghiêm túc, có hệ thống và bài bản, nhanh chóng và kịp thời. Hệ thống sổ sách lưu giữ kết quả học tập, sổ ký phát văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ môn học đầy đủ, thuận tiện cho việc tra cứu. Trường đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu đào tạo và phân công trách nhiệm thu thập, xử lý thông tin đào tạo, tình trạng việc làm của sinh viên. Các thông tin lưu trữ được hệ thống và đầy đủ trên phần mềm. Trường đã tích cực, xây dựng được hệ thống trực tuyến đánh giá chất lượng đào tạo đối với người
học sau khi ra trường; ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch khảo sát, thu thập, xử lý dữ liệu và lập báo cáo kết quả khảo sát.
- Quy mô đào tạo đào tạo sinh viên, học viên các hệ và các bậc học của Trường Đại học Ngoại thương (Theo bảng 3.1)
Bảng 3.1 Thống kê, phân loại số lƣợng ngƣời nhập học tại các cấp học trong 5 năm gần đây
STT Các tiêu chí 2011- 2012 2012- 2013 2013- 2014 2014- 2015 2015- 2016
1 Nghiên cứu sinh 9 6 20 25 25
2 Học viên cao học 730 775 349 319 316
3 Sinh viên Đại học:
-Hệ chính quy 3.298 3.716 3.783 3.521 2.993
-Hệ không chính quy 0 0 0 0 0
4 Sinh viên hệ cao đẳng 181 9 0 0 0
5 Học sinh liên thông 187 145 122 97 7
6 Liên kết nước ngoài 505 0 0 0 0
7 Tại chức chuyên ngành 753 531 192 381 200
(Nguồn: Phòng Đào tạo – Trường Đại học Ngoại thương)
Theo bảng số liệu trên, trong những năm qua trường đã đào tạo được số lượng học viên và sinh viên các cấp học ở mức tăng dần đều cụ thể:
- Nghiên cứu sinh: 85 người - Học viên cao học: 2.489 người
- Sinh viên đại học hệ chính qui: 17.311SV - Sinh viên hệ liên thông: 5458 SV
- Sinh viên hệ liên kết nước ngoài: 505 SV - Sinh viên hệ tại chức chuyên ngành: 2.057 SV
Chất lượng, hiệu quả đào tạo: Từ năm 2009, Trường đã tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của chuyên gia là các giảng viên tại các trường đại học và viện nghiên cứu, nhà quản lý doanh nghiệp về nhu cầu xã hội đối với các chuyên ngành hiện đang được đào tạo tại trường. Các nhà tuyển dụng lao động đánh giá về kiến thức (bao gồm khả năng ngoại ngữ, quản trị, tin học, xã hội), kỹ năng, tác phong làm việc cũng như các ý kiến về điểm mạnh và điểm yếu của sinh viên, những kiến thức chuyên sâu quan trọng nhất cần có cho từng chuyên ngành cụ thể tại trường, phần lớn sinh viên khi tốt nghiệp ra trường đã nắm vững được các kiến thức cơ bản theo chuyên ngành đào tạo và có thể áp dụng ngay vào công việc thực tiễn, khả năng ngoại ngữ và tin học tốt cũng là một lợi thế để các sinh viên Ngoại thương được đánh giá cao trong con mắt nhà tuyển dụng.
*Về hoạt động Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế:
Trong các năm qua, mỗi năm Trường Đại học Ngoại thương đã được thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ. Trong 5 năm qua, Trường Đại học Ngoại thương đã không ngừng tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, thu hút ngày càng đông số lượng cán bộ quản lý và giảng viên tham gia. Trường đã có chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học. Tính từ năm 211 đến nay, đội ngũ cán bộ và giảng viên của trường đã thực hiện được 229 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có 73 đề tài nghiên cứu cấp bộ, 13 đề tài cấp nhà nước và 143 đề tài nghiên cứu cấp trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên được tổ chức thường xuyên, nề nếp và có tác dụng tốt trong việc cổ vũ phong trào học tập của sinh viên và nâng cao chất lượng đào tạo của trường.
Bảng 3.2: Số liệu thống kê các đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ viên chức Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng từ năm 2012 – 2016.
Năm Đề tài cấp trƣờng Đề tài cấp Bộ Đề tài cấp nhà nƣớc Tổng số 2012 22 16 4 42 2013 45 19 4 68 2014 35 21 1 57 2015 29 12 2 43 2016 12 5 2 19 Tổng số 143 73 13 229
(Nguồn: Báo cáo tổng kết trường đại học Ngoại thương)
Theo bảng số liệu trên cho ta thấy: công tác nghiên cứu khoa học của cán bộ viên chức trường đại học Ngoại thương rất phát triển, hàng năm đều có các đề tài cấp trường, cấp Bộ và cấp Nhà nước, các đề tài nghiên cứu tăng dần theo từng năm đặc biệt các đề tài nghiên cứu được công bố nhiều nhất là những năm 2013, 2014 với 45 đề tài cấp Trường, 19 đề tài cấp Bộ và 4 đề tài cấp Nhà nước, tổng số đề tài trong năm là: 68 đề tài. Hội nghị, hội thảo, các buổi trao đổi khoa học trong nội bộ trường đại học Ngoại thương Hà Nội cũng được tổ chức thường xuyên.
Các cán bộ, giảng viên cơ hữu trong trường cũng rất tích cực tham gia các đề tài khoa học, dưới đây là số liệu các bài báo, các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí do cán bộ, giảng viên trường Đại học Ngoại thương tham gia đóng góp:
Bảng 3.3. Số lƣợng bài của các cán bộ cơ hữu của trƣờng đƣợc đăng trên các tạp chí trong 5 năm gần đây
STT Phân loại tạp chí Số lƣợng 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số 1 Tạp chí Khoa học Quốc tế 4 9 17 11 2 43 2 Tạp chí KH cấp Ngành/trong nước 121 131 138 0 0 390
3 Tạp chí/tập san của Trường 115 0 0 0 0 115
Tổng số 239 140 155 11 2 548
(Nguồn: Báo cáo tổng kết trường Đại học Ngoại thương)
Từ bảng 3.3 cho ta thấy trong thời gian 5 năm từ 2012 – 2016 số lượng các bài đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước của các cán bộ cơ hữu trường Đại học ngoại thương là con số rất thuyết phục, tổng cộng các bài được đăng trên các tạp chí là 548 bài. Năm 2015 các bài được đăng trên tạp chí Quốc tế là 11 bài nhưng các tạp chí trong nước thì gần như không có.
3.1.5 Khái quát về nhân lực của trường đại học Ngoại thương
- Về số lượng CBNV của trường: tổng số cán bộ nhân viên, cán bộ quản lý kiêm giảng dạy, cán bộ giảng viên cơ hữu, giáo viên của Trường Đại học Ngoại thương tính đến 31/12/2016 là: 757 người, đây là số cán bộ, giảng viên có chất lượng tốt, có khả năng truyền đạt những kiến thức mới cho sinh viên và học viên một cách sâu sắc, toàn diện và tiếp cận được với những phương pháp học tập, nghiên cứu hiện đại phù hợp với chuẩn theo thông lệ quốc tế. Ngoài ra nhà trường luôn quan tâm đến việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, có sự kế thừa và từng bước trẻ hoá đội ngũ. Số cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, Phó Giáo Sư và Giáo Sư ngày càng cao. Trường tăng cường đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý, đội ngũ
giảng viên đủ năng lực trình độ đáp ứng chất lượng đào tạo; khuyến khích và có chính sách hỗ trợ giảng viên cơ hữu nâng cao trình độ.
Bảng 3.4 : Cán bộ viên chức Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng theo tính chất công việc Năm Tổng số CBNV Giảng viên Tỷ lệ(%) Chuyên viên Tỷ lệ(%) Nhân viên Tỷ lệ(%) 2011 730 449 61,0 149 20,4 132 18,6 2012 730 448 61,3 159 21,7 123 17,0 2013 737 454 61,6 168 22,7 115 15,7 2014 760 471 61,9 175 23,0 114 15,1 2015 757 462 61,0 185 24,4 110 14,6 2016 757 456 60,6 187 24,8 114 14,6
(Nguồn: Phòng TCHC trường Đại học Ngoại thương)
Theo bảng số liệu trên ta thấy số lượng cán bộ là giảng viên được duy trì ổn định qua các năm, trường luôn duy trì đội ngũ này ở mức từ 449 đến 471 người điều này chứng tỏ trường đã rất chú trọng đến công tác tuyển dụng và bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên – đội ngũ cán bộ nòng cốt của nhà trường, chính đội ngũ này đã làm nên thương hiệu cho nhà trường, những sản phẩm đào tạo chất lượng cao được đưa ra thị trường lao động trong những năm vừa qua đã làm rạng danh tên tuổi của trường Đại học Ngoại thương. Bên cạnh đó trường cũng luôn duy trì và đảm bảo số lượng các chuyên viên và nhân viên ở mức độ hợp lý, đội ngũ này luôn chiếm số lượng khoảng gần 40% qua các năm. Có thể nói công tác sử dụng nhân lực của nhà trường là phù hợp và tỷ lệ cán bộ là giảng viên luôn được duy trì và phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo của nhà trường.
- Về độ tuổi: Độ tuổi trung bình của giảng viên hiện nay là 34 tuổi, độ tuổi trung bình của cán bộ nhân viên phục vụ công tác giảng dạy là 38, có thể nói đây là độ tuổi lý tưởng cho đội ngũ nhân lực của trường.
Bảng 3.5. Nhân lực trƣờng Đại học Ngoại thƣơng theo độ tuổi Độ tuổi Số lƣợng giảng
viên Tỷ lệ %
Số lƣợng chuyên viên, nhân viên
Tỷ lệ % Dưới 35 tuổi 289 60,0 160 53,1 Từ 36 đến 45 tuổi 133 29,1 85 28,2 Từ 46 đến 55 tuổi 23 0,50 45 14,9 Từ trên 56 tuổi 11 0,24 11 0,3 Tổng số 456 301
(Nguồn: Phòng TCHC – trường Đại học Ngoại thương)
Theo bảng số liệu trên có thể nói trường Đại học Ngoại thương mặc dù đội ngũ cán bộ giảng viên có học hàm, học vị rất cao nhưng lại ở độ tuổi rất trẻ, độ tuổi trung bình của đội ngũ giảng viên là 34 tuổi, độ tuổi trung bình của chuyên viên, nhân viên là 38 tuổi, đây là độ tuổi có thể nói là lý tưởng đối với đội ngũ giảng viên, chuyên viên ở độ tuổi này có đầy đủ về mặt trí lực và thể lực tốt nhất để truyền đạt những kiến thức cho người học cũng như phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường.
-Về hình thức tuyển dụng:
Bảng 3.6 Nhân lực Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng theo hình thức tuyển dụng giai đoạn 2012 – 2016 Năm Số lƣợng(ngƣời) So sánh(%) 2012 2013 2014 2015 2016 2012 2013 2014 2015 2016 Biên chế 438 456 478 476 490 60 61,8 62,8 62,8 64,7 Hợp đồng lao động 292 281 282 281 267 40 38,2 37,2 37,2 35,3 Hình thức khác 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng số 730 737 760 757 757 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng TCHC trường Đại học Ngoại thương)
Từ bảng số liệu CBNV thống kê theo hình thức sử dụng ta thấy: Tổng số lượng CBNV từ 2012 đến 2016 có chiều hướng gia tăng đều theo các năm, tổng số CBNV được làm việc theo hình thức biên chế tăng đều và luôn duy trì ở mức tà 60% đến 64,7% trên tổng số cán bộ, số cán bộ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động cũng được duy trì ở mức độ phù hợp và theo chiều hướng giảm dần qua các năm, điều này cho thấy nhà trường đang có xu thế sắp xếp lại và sử dụng nhân lực một cách tinh giảm và hiệu quả hơn vì thông thường các đối tượng thuộc diện ký hợp đồng lao động hầu hết là những cán bộ, nhân viên gián tiếp, làm các công việc phục vụ cho công tác giảng dạy và các công việc khác của nhà trường.
-Về giới tính:
Bảng 3.7. Nhân lực trƣờng Đại học ngoại thƣơng theo giới tính. Năm Tổng số
CBNV
CBNV là Giảng viên CBNV là Chuyên viên, nhân viên Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ Nam Tỷ lệ Nữ Tỷ lệ 2012 730 180 40,0 269 60,0 107 38,0 174 62,0 2013 737 178 39,0 276 61,0 117 41,0 166 59,0 2014 760 179 30,9 292 61,9 128 42,0 167 58,0 2015 757 162 45,0 300 65,0 127 43,0 168 57,0 2016 757 169 47,0 287 63,0 119 40.5 173 59,5
(Nguồn: Phòng TCHC trường Đại học Ngoại thương)
Theo bảng cơ cấu nguồn nhân lực phân theo giớ tính nêu trên thì tỷ lệ CBNV là nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nam đặc biệt tỷ lệ này luôn vượt trội ở đội ngũ cán bộ là giảng viên, hàng năm tỷ lệ giảng viên nữa luôn chiếm từ 60 đến 63%. Ở đội ngũ chuyên viên và nhân viên tỷ lệ nữ có thấp hơn đội ngũ giảng viên nhưng vẫn cao hơn nhiều so với tỷ lệ cán bộ là nam giới. Nói chung mặc dù có sự chênh lệch về tỷ lệ nam nữa nhưng sự chênh lệch này được xem là hợp lý vì môi trường giáo dục nói chung thông thường thu hút nhiều CBNV là nữ hơn nam và đây cũng là xu hướng chung trong hầu hét các