Thực trạng quản lý nhân lực của trƣờng đại học Ngoại thƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 63 - 79)

3.2.1 Hoạch định nhân lực

Trong kế hoạch dài hạn của nhà trường, trường Đại học Ngoại thương luôn xác định công tác tổ chức cán bộ có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mạng của trường và quan tâm thích đáng tới toàn bộ các khâu trong công tác cán bộ, từ việc lập kế hoạch, tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, bố trí sử dụng và bổ nhiệm để xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đủ về số lượng và có phẩm chất chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Kế hoạch, quy trình tuyển dụng, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên của trường chặt chẽ, tiêu chí rõ ràng minh bạch, nhờ đó đã tuyển được những cán bộ, giảng viên có trình độ, có năng lực, phát triển được đội ngũ giảng viên và nhân viên theo đúng yêu cầu đặt ra. Trường đã mạnh dạn trong quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ trẻ vào vị trí lãnh đạo các đơn vị phù hợp với vị trí công việc, đáp ứng được mục tiêu phát triển của Trường. Nhà trường đã tạo được môi trường dân chủ để cán bộ, giảng viên và nhân viên trong trường tham gia góp ý kiến đối với các chủ trương, kế hoạch của trường. Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quản lý trong trường chặt chẽ, công khai dân chủ và sát với thực tế. Trường luôn quan tâm và kịp thời ban hành các chính sách và đề xuất

biện pháp để hỗ trợ cán bộ quản lý, giảng viên tham gia hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở trong và ngoài nước. Đội ngũ giảng viên của Trường đủ về số lượng và chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của ngành giáo dục về giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ giảng viên của trường có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, có trình độ ngoại ngữ thành thạo; có kiến thức chuyên môn sâu rộng, đảm bảo trình độ chuẩn của nhà giáo được đào tạo theo quy định, luôn đáp ứng tốt yêu cầu về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, cộng đồng. Đội ngũ kỹ thuật viên và nhân viên của Trường trẻ và có năng lực chuyên môn, đảm bảo trình độ được đào tạo theo quy định, luôn đáp ứng yêu cầu công việc. Từ sứ mệnh và tầm nhìn của mình trường luôn có những dự báo nhu cầu và xác định nguồn nhân lực cán bộ, giảng viên, nhân viên hiện có, trường luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực để đáp ứng với yêu cầu của một trường đại học có danh tiếng.

Căn cứ vào dự kiến quy mô đào tạo đến năm 2020 của trường. Nhà trường đã tiến hành xác định rõ thực trạng đội ngũ nhân lực hiện nay và xác định nhu cầu phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên theo hướng đến năm 2018 yêu cầu 100% giảng viên đạt trình độ sau đại học trong, 100% cán bộ, nhân viên đạt trình độ từ Đại học trở lên, đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm đương tối thiểu 85% khối lượng chương trình của mỗi chuyên ngành đào tạo và hướng đến tỷ lệ trung bình sinh viên trên một giảng viên đạt tỷ lệ 20:1

Bảng 3.9 Dự báo nhu cầu nhân lực cán bộ, giảng viên, nhân viên trƣờng đại học Ngoại thƣơng giai đoạn 2018- 2020.

STT Nội dung Năm 2018 Năm 2020

1 Quy mô đào tạo(1 năm) 5.500 9.000

2 Số lượng CB, Giảng viên, nhân viên 900 1.000

3 Trình độ sau đại học 90 95

4 Sử dụng CBGV kiêm giảng(%) 5 0

(Nguồn: Bộ phận KHTH trường Đại học Ngoại thương)

Công tác qui hoạch nguồn nhân lực của trường đại học Ngoại thương cũng đã chỉ rõ các giải pháp để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra như sau:

- Bố trí sắp xếp, bổ sung cân đối nguồn nhân lực cho việc sử dụng đội ngũ cán bộ giảng viên một cách tối ưu nhất, bố trí công việc đúng với khả năng của từng người, tạo điều kiện tối đa để cá nhân phát huy hết sở trường.

- Đảy mạnh công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên.

- Thực hiện chính sách thu hút nhân tài, lựa chọn đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ có năng lực và thường xuyên được đào tạo trong và ngoài nước.

- Làm tốt công tác lập kế hoạch tuyển chọn đào tạo đội ngũ kế cận đủ năng lực để tiếp tục sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.

3.2.2 Tuyển dụng nhân lực

Trong những năm qua trường Đại học Ngoại thương luôn chú trọng công tác tuyển dụng nhân sự nhất là tuyển dụng đội ngũ cán bộ giảng viên, quy trình tuyển dụng nhân lực của trường được thực hiện qua các bước rất bài bản, có qui củ và đúng theo quy định của Bộ giáo dục Đào tạo cũng như tuân thủ nghiêm các qui định của pháp luật. Việc tuyển dụng là dựa trên nhu cầu hiện tại và có những dự trù hợp lý để thực hiện kế hoạch dài hơi. Việc tuyển dụng của trường đại học Ngoại thương được tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu, tiêu chuẩn và thông báo tuyển dụng.

Kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giảng viên , chuyên viên và nhân viên cho từng Khoa, từng phòng, từng tổ chuyên môn được đưa vầ nghị quyết của Đảng bộ nhà trường, kế hoạch hàng năm. Vào cuối mỗi năm học Phòng Tổ chức hành chính thống kê nhân sự và khối lượng công tác của năm học và lên kế hoạch định biên cho từng đơn vị và trình lãnh đạo nhà trường để xin các cấp ban, ngành phê duyệt chỉ tiêu tuyển dụng theo đúng quy định. Chỉ tiêu tuyển dụng và đối tượng tuyển dụng từng năm được công khai trên trang Web của nhà trường cũng như các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 2: Nhận hồ sơ và sơ tuyển hồ sơ.

Bước 3: Tổ chức thi tuyển: đối tượng tuyển dụng sẽ phải trải qua 2 vòng thi là thi viết và phỏng vấn trực tiếp.

Bước 4: Thông qua hội đồng tuyển dụng. Bước 5: Thử việc và ký kết hợp đồng

Bảng 3.10 Số lƣợng cán bộ, giảng viên của nhà trƣờng đƣợc tuyển dụng trong những năm gần đây

Năm Số lƣợng tuyển dụng Giảng viên Tỷ trọng tăng lên (%) Cán bộ, NV hành chính Tỷ trọng tăng lên (%) 2011 27 5,5 7 3,0 2012 10 2,0 15 6,0 2013 8 1,5 0 0 2014 13 3,5 3 1,3 2015 15 3,0 3 1,3 2016 15 3,0 7 3,0

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - Đại học ngoại thương)

Theo bảng trên ta thấy tổng số nhân lực của đại học ngoại thương được tuyển dụng thêm từ năm 2011 đến 2016 là: 123 người trong đó số lượng giảng viên

được tuyển dụng thêm là: 88 người, cán bộ hành chính là 35 người. Tỷ lệ tuyển dụng của giảng viên hàng năm tăng đều từ 3% đến 5% trong khi đó tỷ lệ tuyển dụng đối với bộ phận cán bộ hành chính tăng lên không đáng kể, điều đó cho thấy trong những năm qua nhà trường luôn trú trọng đến công tác nâng cao đội ngũ cán bộ giảng viên cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người học và nhằm đảm bảo tỷ lệ giảng viên trên số sinh viên theo đúng với tỷ lệ do Bộ giáo dục và đào tạo quy định. Công tác tuyển dụng của nhà trường được thực hiện đúng theo quy chế, quy định đề ra từ khâu thông báo đến khâu thi tuyển, việc tuyển dụng được thực hiện công khai minh bạch và thông qua hội đồng xét tuyển hết sức chặt chẽ, tiêu chuẩn về bằng cấp, trình độ học vấn của các ứng viên được công bố rõ ràng từ vòng sơ loại, điều này đã hạn chế được rất nhiều những tiêu cực có thể phát sinh trong thi tuyển như: do thân quen, do quan hệ mà được vào thi tuyển

3.2.3 Sắp xếp, sử dụng nhân lực

Nhân lực của trường Đại học Ngoại thương tính đến tháng cuối năm 2016 có tổng số 757 cán bộ viên chức, chuyên viên, giảng viên, nhân viên. Số lượng giảng viên tập trung chủ yếu vào 8 khoa chuyên ngành đào tạo trong trường, đây là lực lượng hùng hậu chủ yếu của nhà trường, đảm nhận công việc nặng nề nhất là đưa những kiến thức cơ bản, kinh nghiệm đến với những sinh viên, học viên đang học tập trong trường.

Thống kê số lượng cán bộ nhân viên của trường theo tính chất công việc được phản ánh qua bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.11: Cán bộ viên chức Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng theo tính chất công việc Năm Tổng số CBNV Giảng viên Tỷ lệ(%) Chuyên viên Tỷ lệ(%) Nhân viên Tỷ lệ(%) 2011 730 449 61,0 149 20,4 132 18,6 2012 730 448 61,3 159 21,7 123 17,0 2013 737 454 61,6 168 22,7 115 15,7 2014 760 471 61,9 175 23,0 114 15,1 2015 757 462 61,0 185 24,4 110 14,6 2016 757 456 60,6 187 24,8 114 14,6

(Nguồn: Phòng TCHC trường Đại học Ngoại thương)

Theo bảng số liệu trên ta thấy số lượng cán bộ là giảng viên được duy trì ổn định qua các năm, trường luôn duy trì đội ngũ này ở mức từ 449 đến 471 người điều này chứng tỏ trường đã rất chú trọng đến công tác tuyển dụng và bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên – đội ngũ cán bộ nòng cốt của nhà trường, chính đội ngũ này đã làm nên thương hiệu cho nhà trường, những sản phẩm đào tạo chất lượng cao được đưa ra thị trường lao động trong những năm vừa qua đã làm rạng danh tên tuổi của trường Đại học Ngoại thương. Bên cạnh đó trường cũng luôn duy trì và đảm bảo số lượng các chuyên viên và nhân viên ở mức độ hợp lý, đội ngũ này luôn chiếm số lượng khoảng gần 40% qua các năm. Tỷ lệ chuyên viên luôn được bố trí một cách hợp lý, hàng năm con số chuyên viên phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường thường chiếm tỷ lệ từ 20,4 đến 24,8% đây là lực lượng phù hợp và cần thiết để duy trì và phát triển công tác đào tạo của nhà trường, số lượng nhân viên làm các công việc giản đơn luôn chiếm tỷ lệ rất thấp, bình quân lực lượng này chiếm khoảng gần 16% và được bố trí phân bổ đều và hợp lý cho các phòng ban nhưng chủ yếu

là các phòng ban có nhiều công việc mang tính giản đơn và thường là gián tiếp phục vụ cho công tác đào tạo.

Về việc bố trí và sắp xếp công việc cho nhân lực nhìn chung nhà trường đã có sự bố trí một cách hợp lý và khoa học, đội ngũ giảng viên được phân công giảng dạy theo đúng ngành học, ngành đã được đào tạo vaf phù hợp theo đặc điểm từng bộ môn, từng khoa tạo điều kiện cho họ có thể trau dồi kiến thức, phát huy năng lực và tính sáng tạo trong công việc, số giảng viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy được giao những vị trí lãnh đạo cơ bản phù hợp với năng lực đồng thời bù đắp được cho số giảng viên đã đến tuổi nghỉ hưu, đa số các giảng viên trẻ mới vào nghề được tham gia đầy đủ vào các hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn, của khoa. Nhà trường cũng đã biết cách kết hợp giữa các giảng viên trẻ với các giảng viên lâu năm để cùng tham gia hướng dẫn các học viên, sinh viên làm các đề tài khoa học, các giảng viên trẻ có môi trường thuận lợi và hăng say trong công tác nghiên cứu khoa học và là thành tố quan trọng giúp cho sự thành công và lớn mạnh của nhà trường. Đội ngũ chuyên viên, nhân viên cũng được bố trí đúng sở trường, đúng phòng ban nhằm phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo trong công việc, giúp ích đắc lực cho công tác đào tạo. Tuy nhiên bên cạnh mặt đã đạt được thì nhà trường cũng vẫn còn một vài hạn chế cần khắc phục ngay đó là trong việc phân công giảng dạy, công tác chuyên môn còn thiếu khoa học dẫn đến tình trạng có những thời điểm giảng viên phải dạy quá nhiều giờ, có những môn học không nặng về kiến thức chuyên môn nhưng lại bố trí lịch học quá dày dẫn đến sự tiếp thu kiến thức của người học còn hạn chế. Các cán bộ nhân viên ở các phòng ban khác vẫn còn tình trạng người thì được bố trí phân công phụ trách quá nhiều việc, người thì không có đầu công việc chính để phụ trách.

3.2.4 Đào tạo nhân lực

Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ giảng viên, nhân viên trong thời gian qua dã được nhà trường quan tâm đúng mức. Quy chế thực hiện dân chủ do trường ban hành đã tạo môi trường dân chủ thực sự để cán bộ, giáo viên phát huy năng lực và tính sáng tạo trong công tác quản lý, đào tạo của nhà trường. Mọi thành viên trong trường đều được đóng góp một cách rộng rãi ý kiến của mình vào các hoạt động của nhà trường. Quy trình xây dựng và phổ biến kiến thức pháp luật, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tối đa năng lực của đội ngũ luôn được nhà trường quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Trường luôn quan tâm tới công tác bồi dưỡng cán bộ và đã kế hoạch phát triển bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng tỷ lệ giảng viên có trình độ ThS trở lên là 100% vào năm 2015, trong đó: ThS chiếm 75%, TS chiếm 25%; trình độ ThS chiếm 60% và TS chiếm 40% vào năm 2020. Nhà trường cũng đã ban hành quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích, động viên cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ ngày càng tốt hơn trong công việc. Trong 5 năm qua, Trường đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giảng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của nhà trường. Mỗi năm, cán bộ, giảng viên đều phải thực hiện công tác tự đánh giá để tự nhìn lại kết quả công tác nhằm khắc phục điểm yếu và nâng cao chất lượng công tác của mình, nhà trường cũng đã thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý các đơn vị . Việc quy hoạch được tiến hành công khai, minh bạch, đảm bảo quyền dân chủ của tất cả các cán bộ viên chức, đảm bảo quy hoạch những người có năng lực, trình độ vào các vị trí quản lý, tạo nguồn cán bộ bổ nhiệm đến năm 2020. Để lựa chọn cán bộ quản lý nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, nhà trường đã ban hành tiêu chuẩn cán bộ các vị trí quản lý nhằm bổ nhiệm cán bộ quản lý phù hợp với các vị trí công việc.

- Điểm mạnh:

+ Kế hoạch, quy trình tuyển dụng, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên và

nhân viên của trường chặt chẽ, tiêu chí rõ ràng minh bạch, nhờ đó Trường đã tuyển được cán bộ, giảng viên có trình độ, có năng lực, phát triển được đội ngũ giảng viên và nhân viên theo đúng yêu cầu đặt ra. Trường đã mạnh dạn trong quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ trẻ vào vị trí lãnh đạo các đơn vị phù hợp với vị trí công việc, đáp ứng được mục tiêu phát triển của Trường.

+ Việc tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giảng viên được tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nước và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là một yếu tố quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, chính trị của nhà trường. Vì vậy, Trường Đại học Ngoại thương đã ban hành quy định về quản lý cán bộ, giảng viên đi học trong nước và ngoài nước, cụ thể hoá điều kiện, chế độ chính sách cho người được cử đi đào tạo ở trong và ngoài nước. Trường cũng quy định về chế độ kinh phí dành cho cán bộ quản lý, giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước trong Quy chế chi tiêu nội bộ, chính sách, biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên bao gồm: hỗ trợ đi học đại học (nếu theo học tại trường thì được miễn học phí, kinh phí đào tạo); hỗ trợ đào tạo sau đại học, hỗ trợ 100% học phí và thưởng cho viên chức bảo vệ thành công, đúng hạn luận án TS; hỗ trợ học lớp Lý luận cao cấp; hỗ trợ ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học ngoại thương hà nội (Trang 63 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)