Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực VNPT hà tĩnh (Trang 29 - 31)

1.2.1 .Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực

1.3.1. Các chỉ tiêu về thể lực của lao động.

Thể lực là cơ sở nền tảng để phát triển trí tuệ, là phƣơng tiện để truyền tải tri thức, trí tuệ của con ngƣời vào hoạt động thực tiễn. Tất cả cán bộ công nhân viên đều phải có sức khoẻ, dù làm công việc gì, ở đâu. Sức khoẻ là nền tảng quan trọng cho mọi hoạt động. Chất lƣợng đội ngũ nhân viên biểu hiện ở thể lực, trí lực, tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động.

Sức khoẻ là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lƣợng lao động . Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên. Hiện nay, Bộ Y tế quy định ba trạng thái sức khoẻ của ngƣời lao động : loại I là loại có thể lực tốt, loại II là trung bình, loại III là yếu.

Yêu cầu về sức khoẻ của nhân viên không chỉ là tiêu chuẩn bắt buộc khi tuyển dụng mà còn là yêu cầu đƣợc duy trì trong cả suốt thời gian làm

việc của nhân viên. Nhân viên phải đảm bảo sức khoẻ mới có thể duy trì việc thực hiện công việc liên tục với áp lực cao.

1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện tiên quyết trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm công việc. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng đƣợc xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó thể hiện ở văn bằng chứng chỉ mà mỗi công chức nhận đƣợc thông qua quá trình học tập.

Tiêu chuẩn về trình độ thƣờng đƣợc sử dụng để xếp nhân viên vào hệ thống ngạch, bậc. Tiêu chuẩn về trình độ có sự khác nhau với từng ngành, từng ngạch nhân viên khác nhau. Tiêu chí đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên gồm hai loại:

- Tiêu chí về trình độ văn hoá: trình độ văn hoá của nhân viên là mức độ tri thức của nhân viên đạt đƣợc thông qua hệ thống giáo dục. Hiện nay trình độ văn hoá ở nƣớc ta đƣợc chia thành các cấp độ từ thấp đến cao (tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học).

- Tiêu chí về trình độ đào tạo nghề nghiệp: trình độ đào tạo nghề nghiệp của lao động là trình độ chuyên môn của lao động đã đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp với văn bằng chuyên môn phù hợp với công việc đƣợc giao. Trình độ đào tạo nghề nghiệp ứng với hệ thống văn bằng hiện nay đƣợc chia thành các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học.

1.3.3.Các chỉ tiêu đánh giá trình độ lành nghề.

Trình độ lành nghề của ngƣời lao động là mức độ thành thạo công việc của ngƣời lao động. Để đánh giá mức độ lành nghề của ngƣời lao động trong doanh nghiệp, thông thƣờng ngƣời ta quan tâm đến bậc thợ trung bình của đội ngũ công nhân và bậc ngạch đối với ngƣời quản lý. Độ lành nghề thể hiện kỹ năng thực hiện công việc của ngƣời lao động.

1.3.4. Tiêu chí đánh giá tính chuyên nghiệp

Tính chuyên nghiệp của ngƣời lao động thể hiện ở kết quả thực hiện công việc đƣợc giao, khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn khi làm việc với tính kỷ luật cao, vô tƣ không vụ lợi trong việc chấp hành và thừa hành pháp luật đƣợc đặt trong mối quan hệ và sự hợp tác với đồng nghiệp, công dân, tổ chức.

Trong môi trƣờng làm việc năng động, hiện đại, tính chuyên nghiệp là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp hay thăng tiến của các cá nhân. Chính vì vậy tính chuyên nghiệp trong công việc ngày càng đƣợc đề cao và là một trong những yêu cầu đầu tiên đối với ngƣời lao động.

1.3.5. Tiêu chí đạo đức của người lao động.

Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong mối quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội. Đạo đức của ngƣời lao động khi làm việc rất khó xác định bằng những tiêu chí cụ thể.

Mỗi một nghề nghiệp thƣờng có một chuẩn mực đạo đức riêng biệt. Mỗi một công ty lại có một chuẩn mực đạo đức phù hợp với văn hóa công ty đó. Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi ngƣời hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản, nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp, sản phẩm của ngành nghề và công ty đƣợc xã hội trọng dụng, tôn vinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực VNPT hà tĩnh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)