Khái quát về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực VNPT hà tĩnh (Trang 41 - 44)

1.2.1 .Nhóm yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

2.1 Tổng quan về VNPT Hà Tĩnh

2.1.1 Khái quát về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cơ quan

chủ quản của VNPT Hà Tĩnh.

Quá trình phát triển của ngành viễn thông Việt Nam đến nay có thể đƣợc chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn phục vụ, giai đoạn kinh doanh độc quyền, giai đoạn mở cửa cạnh tranh và giai đoạn chuẩn bị hội nhập quốc tế.

Từ trƣớc năm 1987, Viễn thông Việt Nam thuộc ngành Bƣu điện còn rất nghèo nàn lạc hậu, hoạt động chỉ mang tính chất phục vụ cho mục đích thông tin liên lạc của Đảng và Nhà nƣớc. Ngày 15/8/1987, Hội đồng Bộ trƣởng ra Nghị định số 121/NĐ-HĐBT ban hành Điều lệ Bƣu chính và Viễn thông xác định: “Mạng lƣới Bƣu chính và Viễn thông quốc gia là mạng lƣới thông tin liên lạc tập trung thống nhất trong cả nƣớc, do Nhà nƣớc độc quyền tổ chức và giao cho ngành Bƣu điện quản lý, khai thác để phục vụ nhu cầu truyền tin của các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc các cấp, các lực lƣợng vũ trang, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân theo phƣơng thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa và chế độ hạch toán kinh tế”.

Ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trƣởng ra Nghị định số 115/NĐ-HĐBT thành lập Tổng Công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải và Bƣu điện. Trong giai đoạn 1990 đến 1995, Tổng Công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là đơn vị độc quyền phát triển mạng lƣới và cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

Năm 1995, ngành viễn thông khởi động cạnh tranh với việc thành lập Công ty cổ phần dịch vụ Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) và Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel). Tuy nhiên cho đến tận năm 2000, mặc dù đã

đƣợc thành lập khá lâu nhƣng hai công ty viễn thông mới vẫn chƣa có hoạt động nào đáng kể. Với định hƣớng đúng đắn của các nhà quản lý thông qua chiến lƣợc đầu tƣ vào công nghệ hiện đại, bắt đầu tƣ giai đoạn này tốc độ phát triển thuê bao của viễn thông Việt Nam tăng rất nhanh, đạt mức bình quân trên 30%/năm. Vào năm 1995 chỉ mới có khoảng 720 ngàn thuê bao thì đến năm 2000 Việt Nam đã đạt trên 2,1 triệu thuê bao điện thoại. Ngành viễn thông lúc này đã trở thành một ngành kinh tế trọng điểm, có mức đóng góp ngân sách hàng đầu Việt Nam.

Năm 2002, Chính phủ quyết định thành lập Bộ Bƣu chính Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về Bƣu chính Viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin.

Đến năm 2007, ngành viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh trong tất cả các loại dịch vụ. Tổng cộng có 6 công ty hạ tầng mạng đƣợc thiết lập mạng lƣới và cung cấp dịch vụ gồm: Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ Bƣu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công ty Thông tin điện tử Hàng hải (Vishiprl). VNPT, Viettel, FPT, SPT, VTC và EVN Telecom đƣợc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt và quốc tế (VTC hiện nay đã bị thu hồi giấy phép từ tháng 8 năm 2013). Có 7 công ty đƣợc cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: VMS (Mobifone), Vinaphone, Viettel, SPT và HTC (Vietnamobile), GTel, EVN Telecom, trong đó ngoài Gtel và SPT thì 5 doanh nghiệp còn lại đƣợc cấp phép cung cấp dịch vụ 3G. Thị trƣờng viễn thông bắt đầu sôi động từ giai đoạn này với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp mới đối với VNPT. Quá trình cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc

liệt và đã chứng kiện việc EVN Telecom hoạt động kinh doanh không hiệu quả và đến năm 2011 đã đƣợc sát nhập vào Viettel.

Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ, lĩnh vực viễn thông đã phát triển không ngừng góp phần thúc đẩy sự phát triển của kết cấu hạ tầng, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do tiếp tục chịu những ảnh hƣởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lĩnh vực viễn thông vẫn tiếp tục phát triển và đạt đƣợc những thành tựu quan trọng.

Hạ tầng viễn thông không ngừng đƣợc hiện đại hóa, phát triển đồng bộ, đạt chuẩn quốc tế với độ bao phủ rộng khắp cả nƣớc, cung cấp dịch vụ với chất lƣợng tốt và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời sử dụng. Tính đến tháng 12 năm 2011 tổng số thuê bao điện thoại cả nƣớc đạt gần 137,5 triệu thuê bao, trong đó có 10,2 triệu thuê bao điện thoại cố định và 127,3 triệu thuê bao di động; cả nƣớc có 30,5 triệu ngƣời sử dụng Internet. Số lƣợng thuê bao điện thoại di động và số lƣợng ngƣời sử dụng Internet không ngừng tăng nhanh với mức tăng trƣởng bình quân trong vòng 5 năm trở lại đây tƣơng ứng là 31,3%/năm và 14,64%/năm. Số lƣợng thuê bao truy nhập Internet qua mạng 3G đạt hơn 16 triệu thuê bao vào cuối năm 2011, chiếm trên 80% tổng số thuê bao Internet băng rộng. Tuy nhiên, mặc dù số lƣợng thuê bao tăng nhƣng tổng doanh thu viễn thông lại giảm 26% từ mức 9,41 tỷ USD năm 2010 xuống 6,99 tỷ USD năm 2011.

Tình hình phân chia thị phần các dịch vụ giữa các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam cuối năm 2011 nhƣ sau:

Dịch vụ điện thoại cố định:

VNPT: 68%; Viettel: 22,3%; EVN Telecom: 7,89%; SPT: 1,54%; FPT Telecom: 0,21%; VTC: 0,05%.

Dịch vụ điện thoại di động:

Viettel: 40,45%; Vinaphone: 30,07%; Mobifone: 17,90%; Vietnamobile: 8,04%; Gtel: 3,21%; EVN Telecom: 0,22%, SPT: 0,1%.

Dịch vụ truy nhập Internet qua mạng di động 3G:

Mobifone: 42,11%; Vinaphone: 35,92%; Viettel: 20,77%; EVN Telecom: 0,37%; Vietnamobile: 0,83%.

Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng hữu tuyến:

VNPT (VDC): 63,21%; FPT Telecom: 22,29%; SCTV: 2,08%; SPT: 1,76%; EVN Telecom: 0,73%, Netnam: 0,6%, Viettel: 8,85%, các doanh nghiệp khác: 0,48%.

Đến hết năm 2012, doanh thu toàn ngành viễn thông Việt Nam đạt 8,5 tỷ USD, tăng 21% so với 2011. Có tổng cộng 131,6 triệu thuê bao điện thoại di động và 9,5 triệu thuê bao cố định.

Hiện nay, hạ tầng mạng lƣới viễn thông, internet của Việt Nam tiếp tục đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ, đặc biệt là mạng di động 3G. Các công ty nhƣ Vinaphone, VMS, Viettel đã tập trung đầu tƣ mở rộng mạng lƣới và cung cấp dịch vụ đúng nhƣ cam kết. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2013, ƣớc tính cả nƣớc hiện có 145,47 triệu thuê bao điện thoại, trong đó thuê bao cố định chiếm 9,47 triệu, di động đạt 136 triệu thuê bao. Doanh thu toàn ngành viễn thông trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 97,9 ngàn tỷ đồng, tƣơng đƣơng 4,66 tỷ USD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực VNPT hà tĩnh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)