1.2. Khái quát về doanh nghiệpcông ích và tài chính doanh nghiệpcông ích
1.2.2. Tài chính DNCI: Khái niệm, đặc điểm và vai trò
1.2.2.1 Khái niệm tài chính DNCI.
Tài chính là một phạm trù kinh tế. Sự ra đời và phát triển của tài chính gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ. Tài chính còn là một phạm trù giá trị tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá, là khái niệm dùng để chỉ những quan hệ kinh tế nẩy sinh trong phân phối và chi dùng những của cải bằng tiền giữa con ngƣời với nhau, bao gồm quan hệ giữa pháp nhân với pháp nhân , quan hệ giữa pháp nhân với thể nhân, thể nhân với thể nhân.
Hay ta có thể hiểu, tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập tƣơng đối của các luồng giá trị dƣới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế.
Tài chính doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lƣợng tiền tệ nhất định, đó là tiền đề cần thiết và quan trọng. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. Trong quá trình đó đã phát sinh các luồng tiền tệ gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tƣ cũng nhƣ mọi hoạt động khác của doanh nghiệp. Các luồng tiền bao gồm các luồng tiền tệ đến và ra khỏi doanh nghiệp tạo thành sự vận động của các luồng tài chính trong doanh nghiệp.
Tài chính trong doanh nghiệp công ích là một phạm trù kinh tế thực chất là tài chính doanh nghiệp và có đặc thù cơ bản là không vì mục tiêu lợi nhuận.
Tài chính trong doanh nghiệp công ích có những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp công ích với các chủ thể trong nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa Doanh nghiệp hoạt động công ích với Nhà nƣớc là mối quan hệ 2 chiều có tác động qua lại lẫn nhau, DNCI có trách nhiệm, nghĩa vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ công cộng theo chỉ tiêu kế hoạch hoặc đặt hàng của Nhà nƣớc.
Doanh nghiệp hoạt động công ích phải tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ theo giá, khung giá hoặc thu phí theo quy định của Nhà nƣớc. Doanh nghiệp đƣợc sử dụng các khoản thu nhập này để bù đắp các khoản chi phí.
Nguồn kinh phí của các DNCI chủ yếu từ nguồn NSNN thông qua đấu thầu, hợp đồng đặt hàng với Nhà nƣớc hay kế hoạch giao của nhà nƣớc, mối quan hệ giữa DNCI với các chủ thể kinh tế khác trong việc cung ứng hàng hóa dịch vụ lẫn nhau theo các quy luật của kinh tế thị trƣờng, nhƣ thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ, thị trƣờng hàng hóa sức lao động….. Đây là những thị trƣờng mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xƣởng, tìm kiếm lao động v.v… Các DNCI cung ứng hàng hóa dịch vụ công cho xã hội đảm bảo về số lƣợng chất lƣợng; mối quan hệ giữa DNCI và ngƣời lao động trong đơn vị đƣợc biểu hiện trong việc hình thành, sử dụng quỹ tiền lƣơng thu nhập của đơn vị.
Như vậy, tài chính trong doanh nghiệp công ích là một phạm trù kinh tế, phản ánh mối quan hệ giữa các doanh nghiệp công ích với nhà nước và các chủ thể khác trong quá trình hình thành, phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm hoàn thành các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho các doanh nghiệp công ích và có đặc điểm cơ bản là không vì mục tiêu lợi nhuận. 1.2.2.2. Đặc điểm tài chính tại DNCI.
Thứ nhất, hoạt động tài chính doanh nghiệp công ích là hoạt động tài chính doanh nghiệp đặc thù gắn liền và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh SP, dịch vụ công ích mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp thực hiện..
Hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng cần đến vốn, muốn sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ công ích doanh nghiệp phải bỏ vốn ra để mua nguyên vật liệu, để trả lƣơng cho ngƣời lao động, chi trả tiền điện nƣớc, sửa chữa, bảo trì tài sản thƣờng xuyên ….ngoài ra còn phải đầu tƣ mua trang thiết bị, nhà xƣởng mới có thể sản xuất ra sản
phẩm, dịch vụ công ích phục vụ xã hội hay một nhóm ngƣời trong xã hội…Mà tài chính doanh nghiệp công ích suy cho cùng chính là tiền, là vốn của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp công ích đƣợc đảm bảo toàn bộ, hay một phần kinh phí hoạt động thƣờng xuyên nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ đƣợc giao bằng NSNN thông qua đấu thầu, hợp đồng đặt hàng với Nhà nƣớc, hay kế hoạch giao của Nhà nƣớc theo giá, khung giá hoặc phí do nhà nhƣớc quy định vì vậy hoạt động tài chính doanh nghiệp công ích luôn gắn liền và phục vụ cho hoạt động SXKD sản phẩm, dịch vụ công ích của doanh nghiệp.
Thứ hai, hoạt động tài chính doanh nghiệp công ích bị chi phối bởi tính chất sở hữu vốn trong mỗi doanh nghiệp công ích đó là Nhà nước..
Nói đến vốn là chúng ta nói đến sở hữu vốn, mà vốn của các DNCI đó là vốn Nhà nƣớc. Sở hữu vốn luôn ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, Nhà nƣớc bỏ vốn ra giao cho DNCI thực hiện SXKD tạo ra SP, dịch vụ công ích phục vụ xã hội vì vậy trong DNCI Nhà nƣớc chi phối vào quá trình sử dụng vốn thông qua các cơ quan quản lý nhà nƣớc trực tiếp quản lý doanh nghiệp.
Thứ ba, hoạt động của tài chính doanh nghiệp công ích luôn bị chi phối bởi mục tiêu chất lượng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ công ích với mục đích phi lợi nhuận.
Các khoản thu của doanh nghiêp công ích không vì mục đích lợi nhuận nó
mang tính chất bắt buộc và đƣợc phân bổ sử dụng hợp lý có hiệu quả trong chi phí và các quỹ của doanh nghiệp. Tài chính DNCI khác cơ bản với tài chính các doanh nghiệp khác là mục tiêu cuối cùng với một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục đích khác nhau nhƣng suy cho cùng mục đích bao trùm cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận nhƣng với DNCI mục tiêu cuối cùng là chất lƣợng sản phẩm dịch
vụ công ích mà DNCI tạo ra để phục vụ xã hội vì vậy có thể nói,hoạt động của tài
chính doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi mục tiêu chất lƣợng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ công ích với mục đích phi lợi nhuận.
1.2.2.3. Vai trò tài chính DNCI.
Tài chính doanh nghiệp công ích là một bộ phận của tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế tồn tại khách quan trong nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ. Sự
vận động của nó một mặt phải tuân theo những quy luật kinh tế khách quan, mặt khác do tài chính doanh nghiệp là các quan hệ nằm trong hệ thống những quan hệ kinh tế gắn liền với hoạt động kinh doanh nên tài chính doanh nghiệp còn phải chịu chi phối bởi các mục tiêu và phƣơng hƣớng kinh doanh của các chủ thể doanh nghiệp. Nhƣng đến lƣợt mình, tài chính doanh nghiệp lại có tác động theo hƣớng thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động kinh doanh. Trên góc độ này, tài chính doanh nghiệp đƣợc xem là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong quản lý kinh doanh.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp công ích đƣợc biểu hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất, xác định và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp công ích.
Trên cơ sở các chính sách pháp luật hiện hành của loại hình doanh nghiệp công ích của từng lĩnh vực công ích của pháp luật quy định DNCI xác định vốn hoạt động của mình từ nguồn NSNN để thực hiện việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích cho các đối tƣợng theo giá, khung giá hay phí do nhà nƣớc quy định. Ví dụ nhƣ các DNCI hoạt động trong lĩnh vực KTCTTL đầu năm phải lập kế hoạch sản xuất xác định nguồn thu dựa trên các diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp, số vụ trong năm, biện pháp tƣới tiêu cho cây trồng và đơn giá cấp bù TLP do Chính phủ quy định để lập dự toán xác định nguồn thu chủ yếu của mình trong một năm và ký hợp đồng đặt hàng với Nhà nƣớc trên cơ sở đó Nhà nƣớc giao kế hoạch sản xuất trong năm.
Nhà nƣớc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trên cơ sở các hệ thống văn bản đƣợc pháp luật quy định, các chính sách của Nhà nƣớc đã đƣợc điều chỉnh quy định cho phù hợp với từng loại hình từng lĩnh vực hoạt động của DNCI, về nội dung định mức thu-chi, thực hiện trích lập các quỹ tại đơn vị... đều có hƣớng dẫn cụ thể chi tiết. Đồng thời Nhà nƣớc cũng đặt lên vai các DNCI trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy tính sáng tạo của từng cá nhân trong tập thể và gắn với việc tự chịu trách nhiệm trong việc ra quyết định, kiểm tra việc thực hiện cơ chế quản
lý tài chính của từng DNCI nêu trên. Hàng năm cơ quan quản lý Nhà nƣớc kiểm tra việc thực hiện và quyết toán vốn cho hoạt động kinh doanh của DNCI.
Thứ hai, tổ chức sử dụng vốn kinh doanh phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả thúc đẩy DNCI tăng tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình.
Việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả đƣợc coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong đó có DNCI. Với DNCI phải tuân thủ theo chế độ hiện hành của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc chỉ với vai trò quản lý, điều tiết, xây dựng cơ chế nhằm đảm bảo cho các DNCI hoạt động ổn định theo định hƣớng chung, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các doanh nghiệp.
Trƣớc sức ép của xã hội hiện nay trong từng thời kỳ cụ thể bắt buộc DNCI
phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lƣợng sản phẩm công ích, dịch vụ công ích của mình để phục vụ xã hội ngày càng tốt hơn bằng cách sáng tạo, đƣa KHCN vào sản xuất, cung ứng dịch vụ nâng cao khả năng sử dụng vốn phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả với mục tiêu nâng cao SP, DVCI, tăng năng suất lao động tăng thu nhập cho con ngƣời và tăng các quỹ phúc lợi của doanh nghiệp.
Thứ ba, giám sát, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tình hình tài chính doanh nghiệp là tấm gƣơng phản ánh trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu kế toán, các chỉ tiêu tài chính nhƣ hệ số kế toán, hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu các nguồn vốn và cơ cấu phân phối sử dụng vốn… ngƣời quản lý có thể dễ dàng nhận biết thực trạng tốt xấu trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình quản lý doanh nghiệp. Với khả năng đó, ngƣời quản lý có thể kịp thời phát hiện các khuyết tật và các nguyên nhân của nó để điều chỉnh quá trình kinh doanh nhằm đạt các mực tiêu đã đƣợc dự định.
Để sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra tài chính, đòi hỏi nhà quản lý cần tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính và duy trì nề nếp chế độ phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp nhằm hƣớng tới nâng cao chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ công ích.