Hoàn thiện quản lý tài chính phải phù hợp cơ chế quản lý của Nhà nước về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty thủy lợi huyện Kim Bảng, Hà Nam (Trang 111 - 112)

về loại hình doanh nghiệp này, phù hợp với nguyên tắc của thị trường và phù hợp với nhu cầu của xã hội với sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi của Công ty.

Hiện nay Công ty thuỷ lợi Kin Bảng, Hà Nam thực chất là DNCI hoạt động tài chính thu chi theo quy định đối với doanh nghiệp KTCTTL thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 11/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính. Đặc điểm nổi bật trong hoạt động tài chính của DNKTCT TL là mất cân đối thu - chi, chi thƣờng lớn hơn thu, số thu ít (chủ yếu là thủy lợi phí hiện nay nguồn thu của các doanh nghiệp KTCTTL được xác định trên cơ sở kinh phí cấp bù TLP theo chính sách miễn giảm TLP của Chính phủ)

Trong cơ chế thị trƣờng cái gì cũng có giá của nó. Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa trao đổi. Nhƣ vậy giá trị là nội dung là cơ sở quyết định giá cả, còn giá cả chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Giá cả đƣợc biểu hiện thông qua trao đổi mà trao đổi lại diễn ra trên thị trƣờng, nhƣng giá trị của sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi của công ty có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến việc xác định giá cả nhƣ: ảnh hƣởng của thời tiết khí hậu vùng thuỷ lợi quản lý, ảnh hƣởng của giá cả các sản phẩm đầu vào nhƣ giá điện các nguyên vật liệu, thực trạng làm việc của công trình trong hệ thống,...… Suy cho cùng giá cả là do giá trị quyết

định. Do đó trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay Công ty thuỷ lợi Kim Bảng, Hà Nam tăng chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ thuỷ lợi thì tất yếu đi cùng với nó phải tăng giá TLP khi hợp đồng đặt hàng với Nhà nƣớc.

Nhu cầu dùng nƣớc của ngƣời dân phụ thuộc nhu cầu dùng nƣớc của mỗi loại cây trồng, phụ thuộc vào thời tiết và đặc điểm thổ nhƣỡng của từng vùng và nhu cầu dùng nƣớc của ngƣời dân ngày càng khắt khe do dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau trong hệ thống thuỷ lợi, với cây lúa thực hiện phƣơng pháp gieo thẳng ở miền Bắc...vì vậy chất lƣợng dịch vụ thuỷ lợi ngày cảng phải nâng cao để đáp ứng đƣợc các yêu cầu trên trong khi đó hệ thống thuỷ lợi đã lỗi thời, lạc hậu và xuống cấp.

Quản lý tài chính phải thể hiện sự hài hòa giữa doanh nghiệp, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về loại hình doanh nghiệp này và nhu cầu dùng nƣớc của ngƣời dân. Quản lý tài chính phải tạo tính linh hoạt cho hoạt động của doanh nghiệp để trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh và kịp thời với mọi biến động. Quản lý tài chính cũng phải thay đổi, chuyển đổi hình thức khoán theo lao động đã không còn phù hợp do làm giảm tính năng động, sáng tạo của lao động, làm trì trệ, ỉ lại, trông chờ nhiều vào Nhà nƣớc của doanh nghiệp,

lãnh đạo doanh nghiệp và CBCNV. Quản lý tài chính phải đạt đƣợc mục tiêu “Chủ

động, hiệu quả, trách nhiệm” của doanh nghiệp và phải dựa trên các yếu tố khách quan cũng nhƣ chủ quan của doanh nghiệp, tránh tình trạng bảo thủ, quan liêu khiến cho nguồn tài chính của doanh nghiệp vận hành không thông suốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty thủy lợi huyện Kim Bảng, Hà Nam (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)