1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính DNCI
1.3.5. Những nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết quản lý tài chính DNCI
1.3.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng quản lý tài chính DNCI.
Quản lý tài chính của doanh nghiệp đều dựa trên những cơ sở chung nhất định. Tuy nhiên, quản lý tài chính của các doanh nghiệp khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau, do chịu sự ảnh hƣởng của nhiểu nhân tố. Dƣới đây luận văn chỉ xem xét những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng đến quản lý tài chính doanh nghiệp công ích:
Thứ nhất, cơ chế quản lý của Nhà nước
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nề kinh tế xã hội, nhu cầu hƣởng thụ dịch vụ công của xã hội và ngƣời dân ngày càng cao và đa dạng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Sản phẩm. dịch vụ công ích là loại sản phẩm dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc, cộng đồng dân cƣ của một khu vực lãnh thổ mà Nhà nƣớc cần bảo đảm vì lợi ích chung hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của các tầng lớp nhân dân, Nhà nƣớc đã thực hiện các biện pháp để tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích. Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc đã có những quy định cụ thể
cho loại hành doanh nghiệp này, từng bƣớc thay đổi, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đề ra. Trƣớc đây thực hiện NĐ số 56/CP ngày 02/10/1996 về doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động công ích, NĐ 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 về sản xuất cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích nay thực hiện theo NĐ/130/2003 ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Ngoài ra các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc khác cũng quy định cụ thể của từng loại hình sản xuất sản phẩm, dịch vụ công ích theo lĩnh vực phục vụ do vậy đã bƣớc đầu tháo gỡ khó khăn của các DNCI trong điều hành công ty và quản lý tài chính, đƣợc giao quyền chủ động tự chủ trong chi tiêu, tiết kiệm chi để nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy hoạt động có sự kiểm soát của Nhà nƣớc.
Thứ hai, đặc điểm của cơ quan chủ quản
Tính chất sở hữu ở DNCI là khác nhau có những doanh nghiệp trực thuộc các Bộ, ngành, có những doanh nghiệp trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố, UBND các huyện do mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực đều có đặc điểm riêng, tạo nên những nét đặc trƣng. Những nét đặc trƣng này là một trong những nhân tố ảnh hƣởng lớn đến công tác quản lý tài chính của từng DNCI.
Các doanh nghiệp công ích do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nƣớc quy định. Những hoạt động này gắn với những lĩnh vực nhất định, nhằm mục tiêu trên hết vì lợi ích cộng đồng xã hội hay một nhóm cộng đồng xã hội. Mỗi lĩnh vực sự nghiệp có những đặc thù riêng, nhà nƣớc có những quy định riêng để điều chỉnh. Trên mỗi lĩnh vực sự nghiệp hoạt động đặc thù, các doanh nghiệp công ích có điều kiện, cơ hội khác nhau để phát huy, mở rộng, khai thác các nguồn thu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lƣợng phục vụ, đồng thời phải tuân thủ pháp luật và các định hƣớng khác của Nhà nƣớc trong lĩnh vực sự nghiệp đó.
Xuất phát từ đặc điểm của cơ quan Nhà nƣớc chủ quản quản lý trực tiếp các DNCI có những đặc thù riêng theo từng Ngành, từng lĩnh vực và từng địa phƣơng (UBND tỉnh, UBND huyện) đòi hỏi công tác quản lý tài chính của DNCI phải đƣợc
thiết lập theo những đặc thù riêng để hoạt động đƣợc thuận lợi, thông suốt. Vì thế, các doanh nghiệp công ích sẽ đƣợc đƣợc thiết lập cho những cơ chế quản lý nội bộ áp dụng riêng trong từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phƣơng giải quyết đƣợc những yêu cầu riêng của ngành, của địa phƣơng vừa đảm bảo cụ thể hoá văn bản pháp quy của Nhà nƣớc quy định về DNCI và tránh đƣợc những vƣớng mắc về cơ chế chung không phù hợp với đặc điểm hoạt động của DNCI cụ thể.
Tuy nhiên, do chịu sự tác động của những đặc điểm hoạt động của ngành, của từng địa phƣơng mỗi doanh nghiệp công ích sẽ có những cơ chế riêng đảm bảo ổn định tài chính riêng nhằm bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi nhƣ nhau cho mọi đối tƣợng khách hàng ví dụ các DNCI lớn trực thuộc các bộ ngành lớn, trực thuộc các tỉnh thành lớn có tiềm lực về kinh tế mạnh nên nguồn kinh phí do đơn vị chủ quản cấp thƣờng nới rộng hơn nên các DNCI này có điều kiện về nguồn vốn để trang trải cho hoạt động KDSX của mình tốt hơn so với các DNCI khác.
Thứ ba, hình thức, phương thức tổ chức kinh doanh của DNCI.
Theo hình thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp hiện hành, ở nƣớc ta hiện nay có các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp nhà nƣớc trong đó có doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh.
Phƣơng thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích ảnh hƣởng rất lớn đến quản lý tài chính của doanh nghiệp đó. Nhƣ ảnh hƣởng tới cách thức tạo lập và huy động vốn, phƣơng thức phân phối lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với những khoản nợ của doanh nghiệp. Ảnh hƣởng của hình thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Hiện nay Phƣơng thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đƣợc Chính phủ quy định cụ thể tại NĐ 130 /2013/NĐ-CP theo thứ tự ƣu tiên sau: Đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu thực hiện theo phƣơng thức đặt hàng hoặc giao kế hoạch, các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích khác thực hiện theo phƣơng thức đặt hàng, trƣờng
hợp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích xây dựng đƣợc đơn giá, giá của sản phẩm, dịch vụ công ích và đƣợc cung ứng theo giá do Nhà nƣớc quy định thì thực hiện theo phƣơng thức đặt hàng. Trƣờng hợp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích chủ yếu phải thực hiện theo khối lƣợng hoặc chi phí hợp lý sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, có thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí thì thực hiện theo phƣơng thức giao kế hoạch.
Thứ tư, trình độ phát triển và quy mô hoạt động của DNCI.
Trình độ phát triển và quy mô hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn tới quản lý tài chính của doanh nghiệp công ích. Nếu doanh nghiệp càng phát triển, quy mô càng lớn thì quản lý tài chính sẽ càng phức tạp hơn và ngƣợc lại nếu quy mô công ty nhỏ thì quản lý tài chính sẽ đơn giản, gọn nhẹ hơn. Khi công ty càng phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề, thì các phƣơng thức huy động vốn sẽ đa dạng hơn, phƣơng thức quản lý doanh thu, quản lý chi phí sẽ phong phú hơn, phức tạp hơn, phƣơng thức phân phối lợi nhuận, kiểm tra, thanh tra giám sát hoạt động tài chính của doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn nhiều.
Thứ năm, trình độ nhận thức, tư duy của Ban lãnh đạo cũng như năng lực của cán bộ quản lý tài chính DNCI.
Con ngƣời là yếu tố quyết định thành bại để quản lý tài chính của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công ích nói riêng. Mọi hoạt động đều xuất phát từ con ngƣời mà trong đó Ban lãnh đạo cũng nhƣ đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của doanh nghiệp là nhân tố quyết định hiệu quả của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Quản lý tài chính tốt phụ thuộc không nhỏ vào trình độ nhận thức và tƣ duy của đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp. Nếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ nhận thức vận dụng các quy luật khách quan của thị trƣờng tốt, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có chuyên môn về tài chính giỏi thì việc tạo ra và vận hành việc quản lý tài chính doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật các định mức kinh tế - kỹ thuật của một doanh nghiệp công ích trong một hoặc một số ngành kinh doanh nhất định là yếu tố hết sức quan trọng trong việc quản lý tài chính. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế- kỹ thuật riêng ảnh hƣởng không nhỏ tới việc thiết lập quản lý tài chính của doanh nghiệp đó.
Thứ bảy, các phương tiện phục vụ cho quá trình quản lý tài chính DN.
Các phƣơng tiện phục vụ cho quá trình quản lý tài chính doanh nghiệp đó là hệ thống máy tính; các ứng dụng tin học nhƣ: phần mềm quản lý tài chính, phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản trị kinh doanh; ….
Cơ sở vật chất hiện đại và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho hoạt động quản lý tài chính. Các hoạt động đầu tƣ CNTT trong công tác quản lý tài chính của đơn vị sẽ nhằm hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, hỗ trợ việc xây dựng kế hoạch đạt hiệu quả; giúp cho công tác báo cáo các số liệu tài chính định kỳ, đột xuất đƣợc kịp thời, chính xác. Nếu cơ sở hạ tầng công nghệ (phần cứng và phần mềm) đƣợc trang bị đầy đủ nhƣ: trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, thiết lập kết nối internet, môi trƣờng truyền thông giữa các bộ phận trong nội bộ hoặc giữa các đối tác; trang bị các phần mềm tài chính kế toán..., do đó sẽ tự động hóa các quy trình tác nghiệp, xử lý khối lƣợng thông tin nhanh chóng, chính xác, từ đó giúp cho công tác quản lý tài chính trong các Doanh nghiệp công ích đạt kết quả nhƣ mong muốn.
1.3.5.2. Sự cần thiết quản lý tài chính DNCI.
Tài chính của doanh nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng đối với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp công ích có một đặc thù trong
nền kinh tế của Việt Nam hiện nay nó có bản chất riêng là không vì mục tiêu lợi
nhuận. Do vậy, nếu hoàn thiện quản lý tài chính tốt thì càng nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ công ích, hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, cơ chế thị trƣờng đang đƣợc hình thành để tăng hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn vốn cho Nhà nƣớc, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ công ích của các DNCI tất yếu phải chú trọng hoàn thiện
quản lý tài chính doanh nghiệp mình. Đây là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Đòi hỏi tất yếu khách quan này đƣợc xuất phát từ những yêu cầu sau:
Thứ nhất, do yêu cầu khách quan cần phải nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều tiết, quản lý của Nhà nước đối với DNCI.
DNCI là một bộ phận của DNNN, do đó cũng phải đặt chung trong chỉnh thể của quá trình đổi mới quản lý đối với khu vực kinh tế nhà nƣớc. Yêu cầu đổi mới DNNN nhằm tạo lập môi trƣờng và hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy cao độ quyền tự chủ, năng động trong sản xuất kinh doanh.
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc trong nền KTTT định hƣớng XHCN là yếu tố hết sức quan trọng, sự chỉ đạo điều tiết của Nhà nƣớc với các DNCI trong những năm vừa qua còn nhiều vấn đề bất cập nhƣ vấn đề tạo lập cơ chế sử dụng tài sản sở hữu toàn dân có hiệu quả trên cơ sở gắn lợi ích, trách nhiệm của cá nhân ngƣời lao động và lãnh đạo doanh nghiệp với hiệu quả phục vụ cộng đồng. vấn đề nâng cao hiệu quả vai trò chỉ đạo, điều tiết của Nhà nƣớc trong nền KTTT thông qua đặt hàng, đấu thầu cung cấp các SP, DVCI. Trong những năm vừa qua nhiều DNNN bị đổ vỡ nhƣ là Tập đoàn Vinashin, Vinalines, Ngân hàng ACB…., nhiều
lãnh đạo các DNCI tại Thành phố Hồ Chí Minh có mức lƣơng “khủng” với mức
lƣơng trên 700 triệu đồng/năm.... Đó thực sự là vấn đề gây bức xúc và bất bình trong nhân dân vì vậy cần thiết phải nâng cao sự quản lý của Nhà nƣớc đối với loại hình doanh nghiệp này và đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính.
Thứ hai, do yêu cầu khách quan của nhu cầu xã hội đối các SP, DVCI.
Hiệu quả của DNNN là đặc biệt quan trọng, vì đã là doanh nghiệp kinh doanh đƣơng nhiên phải có hiệu quả thì mới tồn tại, phát triển. Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của DNNN chung và DNCI nói riêng cần có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội; trong đó lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của DNCI.
Hiện nay nhu cầu xã hội đối với các SP, DVCI của các DNCI ngày càng nâng cao, tăng lên nhanh chóng với xu thế đòi hỏi cao hơn về chất lƣợng, dịch vụ
khi mức sống ngày một cải thiện. Ngƣời đi học, đi khám, chữa bệnh ở các cơ sở công lập hiện nay, ngoài mức chi phí chính thức, thƣờng phải chi nhiều khoản khác một cách không minh bạch, dẫn tới nhiều hiện tƣợng tiêu cực trái với đạo đức nghề nghiệp mà xã hội đã lên án gay gắt. Trong khi thu nhập trong xã hội đã có sự phân tầng rõ nét, việc duy trì chế độ thu phí thấp không đủ trang trải chi phí cần thiết đối với ngƣời sử dụng dịch vụ là dùng ngân sách trợ cấp đồng đều cho mọi ngƣời, không phân biệt thu nhập; trong đó không có điều kiện chăm lo tốt hơn cho ngƣời nghèo, vùng nghèo. Các DNCI chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản tƣơng tự nhƣ đơn vị hành chính, không phát huy đƣợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động và trong sự phát triển của mình. Chế độ chúng ta luôn coi trọng yêu cầu nâng cao các phúc lợi cơ bản của nhân dân. Song việc thực hiện yêu cầu đó không thể chỉ dựa vào ngân sách Nhà nƣớc, duy trì bao cấp tràn lan mà phải chuyển sang cơ chế dịch vụ phù hợp với KTTT định hƣớng XHCN. Vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải xã hội hóa các SP, DVCI trên cơ sở sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nƣớc và huy động của các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các SP, DVCI mà xã hội cần nhƣng Nhà nƣớc không cấm.
Thứ ba, hoàn thiện quản lý tài chính của DNCI để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ ảnh hƣởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới , làm nổi bật hàng lọat biến đổi có quan hệ lẫn nhau mà từ đó phát sinh hàng loạt điều kiện mới. Toàn cầu hóa là kết quả của cách mạng lực lƣợng sản xuất nhất là sự bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ dẫn đến cách mạng hóa quan hệ sản xuất. Đây là vấn đề mang tính qui luật, tất yếu khách quan.
Gắn liền với quá trình toàn cầu hóa là sự hội nhập kinh tế của các nƣớc vào nền kinh tế quốc tế. Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng đã trở thành xu thế tất yếu của nền kinh tế. Hội nhập kinh tế mang lại