1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính DNCI
1.3.2. Đối tượng và mục tiêu quản lý
1.3.2.1. Đối tượng quản lý
Nhƣ chúng ta đã biết nói đến tài chính doanh nghiệp công ích là nói đến 3 vấn đề chính đó là nói đến vấn đề tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ hay nói cách khác là vấn đề thu, chi và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Thu ở đây là các nguồn thu của doanh nghiệp nhƣ thu bán hàng hóa dịch vụ công ích cho Nhà nƣớc, thu do các nguồn vốn bổ sung có mục tiêu của Nhà nƣớc, thu do nhƣợng bán thanh lý tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm do các tổ chức bồi thƣờng khi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế, thu do lãi tiền gửi ngân hàng... Từ các nguồn thu đƣợc thì chúng ta phải phân bổ cho các quỹ tiền tệ sử dụng cho các mục đích khác nhau: nhƣ chi phục vụ cho sản xuất kinh doanh, chi đầu tƣ xây dựng hạ tầng, chi trả thuế cho Nhà nƣớc, chi trả tiền lƣơng, BHXH, phân bổ các quỹ nhƣ quỹ khen thƣởng, phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phát triển doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó chúng ta xác định đối tƣợng quản lý tài chính doanh nghiệp gồm:
Thứ nhất, quản lý các nguồn thu của doanh nghiệp công ích:
Một là, thu từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ công ích với Nhà nƣớc là thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn thu quan trọng và chủ yếu để bù đắp các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh, để thanh toán tiền lƣơng, tiền công và tiền thƣởng phải trả cho ngƣời lao động, thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản chi làm nghĩa vụ tài chính cho Nhà nƣớc nhƣ: các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật.
Hai là, thu do hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhƣ: lãi tiền gửi ngân hàng,, lãi từ việc đầu tƣ vốn ra ngoài công ty…
Ba là, thu do các nguồn tài chính hỗ trợ vốn có mục tiêu của Nhà nƣớc từ các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.
Bốn là, các khoản thu khác của doanh nghiệp nhƣ thu do nhƣợng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm do các tổ chức bồi thƣờng khi doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế…
Thứ hai, quản lý việc phân bổ để hình thành các quỹ của doanh nghiệp: Một là, quản lý việc phân bổ vốn cho sản xuất kinh doanh bao gồm vốn lƣu động và vốn cố định
Phân bổ vốn lƣu động là để chi mua nguyên vật liệu, chi trả tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản dịch vụ mua ngoài nhƣ điện nƣớc, các chi phí khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân bổ vốn cố định là để chi mua sắm trang thiết bị, đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp đảm bảo năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hai là, chi trả các khoản thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nƣớc theo quy định nhƣ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, thuế môn bài….
Ba là, phân bổ các quỹ của doanh nghiệp nhƣ quỹ khen thƣởng, phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phát triển doanh nghiệp. Các quỹ này hàng năm doanh nghiệp trích lập theo một tỷ lệ % nhất định theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản hƣớng dẫn thi hành.
Thứ ba, quản lý việc sử dụng các quỹ.
Các nguồn thu của doanh nghiệp công ích sau khi đã thu đƣợc thì phải phân bổ cho các quỹ tiền tệ, từng quỹ tiền tệ phải đƣợc chi cho đúng mục đích sử dụng nhƣ: khi phân bổ cho vốn lƣu động thì chỉ đƣợc dùng để chi các khoản nhƣ nguyên vật liệu, hàng hóa, tiền lƣơng, tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm y tế, các dịch vụ mua ngoài nhƣ điện, nƣớc, điện thoại, internet…..; khi phân bổ cho vốn cố định thì chỉ đƣợc dùng để chi các khoản nhƣ mua sắm trang thiết bị, đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản; khi phân bổ đối với các quỹ thì quỹ khen thƣởng chỉ dùng để khen thƣởng, quỹ phúc lợi dùng để chi các khoản trợ cấp khó khăn, chi nghỉ mát, chi các phong trào văn thể cho ngƣời lao động…
1.3.2.2. Mục tiêu quản lý
Thứ nhất, quản lý tài chính doanh nghiệp công ích nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước, tránh thất thoát.
Mỗi doanh nghiệp công ích đều có những mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ phát triển. Nhƣng mục tiêu bao trùm nhất là nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ công ích cho xã hội theo trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Nguồn vốn mà DNCI có đƣợc bản chất là nguồn vốn Nhà nƣớc những ngƣời chủ sở hữu doanh nghiệp công ích muốn nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp công ích phải áp dụng quản lý tài chính tối ƣu nhằm khai thác nguồn lực vốn một cách triệt để, sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định đƣợc thời điểm bỏ vốn, quy mô bỏ vốn sao cho đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất từ đó sẽ tác động đến chất lƣợng đầu ra của sản phẩm. Đồng thời quản lý tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, có kế hoạch quản lý phân bổ sử dụng vốn một cách hợp lý.
Thứ hai, quản lý tài chính doanh nghiệp công ích nhằm sử dụng vốn đúng mục đích.
Ngoài mục tiêu nói trên, quản lý tài chính DNCI còn nhằm mục tiêu sử dụng vốn đúng mục đích. Nếu sử dụng sai mục đích thì dẫn đến đảo lộn kế hoạch vốn của doanh nghiệp, giảm hiệu quả sử dụng vốn Ví dụ nhƣ khi chúng ta phân bổ vốn cố định nhƣng doanh nghiệp lại chi dùng cho vốn lƣu động thì sẽ dẫn đến hụt vốn cố định không thanh toán đủ cho việc mua sắm trang thiết bị, đầu tƣ xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản ảnh hƣởng đến tiến độ đầu tƣ, tiến độ hình thành tài sản cố định doanh nghiệp, làm giảm năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh ảnh hƣởng đến chất lƣợng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ công ích. Hay khi dùng vốn lƣu động chi trả các khoản chi vốn cố định thì sẽ hụt vốn lƣu động, dẫn đến thiếu vốn để trả tiền lƣơng cho ngƣời lao động, mua nguyên liệu vật liệu, mua hàng hóa, chi trả mua dịch vụ ngoài….phục vụ thƣờng xuyên cho sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất kinh doanh bị chậm, đình trệ, sản phầm làm ra không đúng kế hoạch, không đủ số lƣợng, ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh. Hoặc khi chúng ta sử dụng vốn đúng mục đích của các quỹ sẽ đem lại hiệu quả cao không những trong sản xuất kinh doanh mà còn hiệu quả gia tăng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đó là khi dùng đúng mục đích khen thƣởng thì sẽ giúp kích thích, phát huy năng lực sáng tạo của ngƣời lao động, làm cho năng suất lao động tăng, đẩy nhanh tiến độ công việc, rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm dẫn đến hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Khi chi đúng mục đích quỹ phúc lợi nhƣ chi các khoản trợ cấp khó khăn, chi nghỉ mát, chi các phong trào văn thể cho ngƣời lao động, cũng là quan tâm đến ngƣời lao động đồng thời gia tăng trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp…