2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Làm thế nào để tăng hiệu quả sử dụng, tránh thất thoát vốn Nhà nước và sử dụng vốn Nhà nước đúng mục đích tại doanh nghiệp công ích thuỷ lợi?
Đây vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp công ích thuỷ lợi. Xuất phát từ câu hỏi này tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài:
2.2.2. Khung nghiên cứu
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khung nghiên cứu
2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DNCI THUỶ LỢI - Xác định đúng mục tiêu, đối tƣợng quản lý tài chính
- Hoàn thiện quy trình quản lý tài chính
- Hoàn thiện phƣơng thức quản lý tài chính
- Nâng cao hiệu lực của bộ máy và trình độ cán bộ quản lý tài chính
- Hoàn thiện các công cụ quản lý tài chính
- Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát tổ chức thực hiện quản lý tài chính tại doanh nghiệp
- Tăng cƣờng cơ sở vật chất để thực hiện tài chính có hiệu quả, đúng mục tiêu
Thực trạng Quản lý tài chính tại Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, Hà Nam:
- Xác định đối tƣợng, mục tiêu quản lý tài chính
- Tổ chức thực hiện quản lý tài chính + Quy trình quản lý tài chính + Phƣơng thức quản lý tài chính + Bộ máy quản lý tài chính + Công cụ quản lý tài chính
- Kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý tài chính
Những nhân tố ảnh hƣởng:
- Cơ chế quản lý của Nhà nƣớc - Đặc điểm của cơ quan chủ quản
- Hình thức, phƣơng thức tổ chức kinh doanh của DNCI - Trình độ phát triển và quy mô hoạt động của DNCI
- Trình độ nhận thức, tƣ duy, năng lực của cán bộ quản lý DNCI
- Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh SP, DVCI
- Phƣơng tiện phục vụ quản lý
Quản lý tài chính đối với DNCI:
- Xác định đối tƣợng, mục tiêu quản lý tài chính
- Tổ chức thực hiện quản lý tài chính + Quy trình quản lý tài chính + Phƣơng thức quản lý tài chính + Bộ máy quản lý tài chính + Công cụ quản lý tài chính
- Kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý tài chính
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Các phương pháp luận
Phƣơng pháp luận là hệ thống lý luận về phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phƣơng pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hƣớng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phƣơng pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tƣ cách là phƣơng pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phƣơng pháp luận của các khoa học cụ thể.
Các phƣơng pháp chủ yếu luận văn sử dụng là:
Thứ nhất, phƣơng pháp duy vật biện chứng: Là phƣơng pháp luận nghiên cứu, xem xét sự việc, hiện tƣợng trong các mối liên hệ, ảnh hƣởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.
Thứ hai, phƣơng pháp duy vật lịch sử: Là phƣơng pháp luận nghiên cứu duy vật về lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. Chính đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần của con ngƣời.
Thứ ba, lý luận kinh tế chính trị học của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
Đây là 3 phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng xuyên suốt trong hầu hết những nội dung cơ bản của luận văn.
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong tất cả các Chƣơng của luận án để xem xét từng vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ giữa lịch sử, lý luận, pháp lý với thực tiễn tổ chức thực hiện.
- Phương pháp hệ thống: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án nhằm trình bày nội dung theo một trình tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề để đạt đƣợc mục đích, yêu cầu đã đƣợc xác định cho luận án.
- Phương pháp phân tích: Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý tài chính tại Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, Hà Nam là loại hình DNCI. Để hiểu đƣợc việc quản lý
tài chính đối với loại hình DNCI, trƣớc tiên chúng ta cần phải hiểu đƣợc các khái niệm DNCI, tài chính DNCI và đặc điểm quản lý tài chính đối với DNCI. Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong Chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của luận văn.
- Phương pháp tổng hợp: Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Phƣơng pháp tổng hợp giúp tác giả đƣa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Đƣa ra kinh nghiệm về quản lý tài chính của một số loại hình doanh nghiệp trong nƣớc, từ đó đề cập đến các kinh nghiệm của quản lý tài chính tại Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến việc quản lý tài chính tại DNCI nói chung và tại Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nói riêng.
- Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng tại Chƣơng 1 của luận văn, đƣợc vận dụng trong việc tham khảo kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số DNCI trong nƣớc rút ra những điểm chung, điểm khác biệt của quản lý tài chính DNCI, ngoài ra luận văn cũng sử dụng phƣơng pháp này để so sánh và rút ra các bài học kinh nghiệm và kiến nghị cho việc hoàn thiện quản lý tài chính đối với Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Phương pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp thống kê, mô tả số tuyệt đối, tƣơng đối để xác định sự biến động của các hiện tƣợng kinh tế xã hội trong một thời gian và không gian nhất định. Các phƣơng pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính đối với Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác, phân tích tài liệu đƣợc khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh đƣợc đúng nội dung cần phân tích.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phƣơng pháp thu thập thông tin gián tiếp, trực tiếp với đối tƣợng khảo sát là tình hình tài chính, tác giả có sử dụng một
số nguồn tài liệu để nghiên cứu: Sách, báo, thông tƣ, nghị định, báo cáo quyết toán hàng năm, quản lý chi tiêu nội bộ, quy chế định mức khoán chi của công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, Hà Nam…..
Ngoài ra, luận văn có kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình, tài liệu đã công bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đƣa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu của mình. Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp để nghiên cứu tổng hợp, so sánh và phân tích.
Số liệu, thông tin thu thập gồm:
Thứ nhất, thông tin số liệu, quy định liên quan đến luật pháp của doanh nghiệp nói chung và DNCI nói riêng trên cơ sở đó hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Thứ hai, các số liệu về tình hình các DNCI nói chung và DNCI thuỷ lợi nói riêng kết quả SXKD và việc thực hiện quy định của Nhà nƣớc về quản lý tài chính.
Thứ ba, số liệu thông tin phản ánh thực trạng thu, chi, phân bổ các quỹ cũng nhƣ tuân thủ quy định pháp luật về quản lý tài chính tại Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Nguồn thu thập số liệu, thông tin là:
Thứ nhất, các thông tin số liệu đƣợc thu thập từ Internet, Tổng cục thống kê, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, đề án của bộ NN&PTNT, các báo của trung ƣơng địa phƣơng… có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Thứ hai, các thông tin số liệu đƣợc thu thập từ UBND tỉnh Hà Nam, sở NN&PTNT Hà Nam, sở Tài chính Hà Nam, Cục thống kê, UBND huyện Kim Bảng và các phòng ban của huyện đặc biệt là thông tin số liệu thu thập tại Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam từ năm 2011 đến năm 2014. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY THỦY LỢI HUYỆN KIM BẢNG, HÀ NAM
3.1. Khái quát về Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng, Hà Nam.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty thuỷ lợi Kim Bảng, Hà Nam.
Tiền thân của công ty thuỷ lợi Kim Bảng, Hà Nam là Xí nghiệp Thuỷ nông huyện Kim Bảng đƣợc thành lập năm 1974 khi hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ đƣợc điều chỉnh và hoàn thiện tại đồng đất huyện Kim Bảng, Hà nam với nhiệm vụ chính là tƣới, tiêu nƣớc phục vụ nông nghiệp cho huyện Kim Bảng, Hà Nam và một phần diện tích đất nông nghiệp của huyện Duy Tiên, Hà Nam nguồn thu chính của Xí nghiệp Thuỷ nông từ thu TLP với mức thu đƣợc tính trên cơ sở tỷ lệ % của năng xuất cây lúa theo NĐ 112/HĐBT ngày 25/8/1984.
Đến năm 1996 Xí nghiệp Thuỷ nông huyện Kim Bảng đƣợc đổi tên là Công ty thuỷ nông huyện Kim Bảng và xác định là DNNN hoạt động công ích theo Nghị định số: 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ với nguồn thu từ TLP của các hộ dùng nƣớc với mức thu đƣợc tính trên cơ sở tỷ lệ % của năng xuất cây lúa theo NĐ 112/HĐBT ngày 25/8/1984 nhƣ những năm trƣớc và thực hiện quản lý sử dụng thuỷ lợi phí theo thông tƣ liên bộ số: 90/1997/TT-LT/TC-NN ngày 19/12/1997.
Sau khi đất nƣớc đổi mới, đặc biệt sau khi Nhà nƣớc có chủ trƣơng chuyển đổi, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nƣớc trong đó loại hình DNCI. Từ tháng 01 năm 2009 công ty thuỷ nông Kim Bảng đƣợc chuyển thành Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nƣớc khai thác công trình thuỷ lợi Kim Bảng viết tắt là (Công ty thuỷ lợi huyện Kim Bảng), có địa chỉ trụ sở chính tại thôn Văn Lâm, thị trấn Quế huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam theo theo Quyết định số: 34 ngày 9/01/2009 của UBND tỉnh Hà Nam, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và theo quyết định số 171/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND Tỉnh Hà Nam v/v phờ duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty KTCT thuỷ lợi Kim Bảng.
Về chủ sở hữu của doanh nghiệp: từ năm 2009 là UBND tỉnh Hà Nam, hàng năm UBND tỉnh giao kế hoạch sản xuất, giao sở tài chính giám sát theo dõi và quyết toán theo niên độ tài chính là 1 năm, Sở NN&PTNT thay mặt nhà nƣớc ký hợp đồng đặt hàng về diện tích, biện pháp thực hiện tƣới, tiêu, quản lý nhà nƣớc về hệ thống thuỷ lợi của doanh nghiệp và thanh lý hợp đồng đặt hàng làm cơ sở để nhà Nƣớc cấp bù thuỷ lợi phí.
Trong những năm qua, trƣớc khi chuyển đổi doanh nghiệp và sau khi chuyển đổi doanh nghiệp hàng năm công ty vẫn thực hiện theo kế hoạch nhà nƣớc giao, vận hành theo luật doanh nghiệp, đƣợc sự quản lý, giám sát điều hành của các cơ quan quản lý nhà nƣới nhƣ UBND tỉnh, Sở tài chính, Sở NNvà PTNN, Phòng NN&PTNT huyện Kim Bảng. Công ty luôn ổn định, toàn thể CBCNV luôn đoàn kết, khắc phục khó khăn đã hoàn thành nhiệm vụ chính trị và kế hoạch nhà nƣớc giao, hàng năm đều đƣợc UBND tỉnh đánh giá cao trong công tác chuyên môn.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty.
3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Là một doanh nghiệp công ích có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký và hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thuỷ lợi hoạt động theo quy định của pháp luật, đƣợc quyền tự chủ tài chính theo chế độ hiện hành với chủ sở hữu là UBND tỉnh Hà Nam có chức năng, nhiệm vụ chính:
Một là: Quản lý, khai thác, điều hoà nƣớc trong hệ thống công trình thủy lợi đƣợc nhà nƣớc giao trên địa bàn phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 19 xã, thị trấn của huyện Kim Bảng và một số diện tích của 2 xã huyện Duy Tiên; 3 xã, phƣờng thuộc TP Phủ Lý.
Hai là: Thiết kế lập dự toán sửa chữa lớn, sửa chữa thƣờng xuyên máy móc, thiết bị, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ.
Ba là: Xây dựng, sửa chữa máy móc thiết bị các CTTL vừa và nhỏ.
Hiện công ty đang quản lý, sử dụng 21 trạm bơm tƣới, tiêu bao gồm 148 tổ máy các loại từ 1.000m3/h 8.000m3/h; 41 cống dƣới đê; 274,2 km kênh cấp 1, cấp
3 vụ trong năm. Với nguồn thu chủ yếu là TLP đƣợc Nhà nƣớc cấp bù hàng năm mức thu trung bình theo đơn giá tại Nghị định 115/2009/NĐ-CP là: 14.510.000.000
đồng, thực hiện từ năm 2009 đến 2012, theo đơn giá tại Nghị định 67/2012/NĐ-CP
là: 22.364.000.000 đồng bắt đầu thực hiện năm 2013.
3.1.2.2. Tổ chức bộ máy của công ty.
Tổng số CBCNV trong Công ty hiện nay là 180 ngƣời. Trong đó có 91 nam; 89 nữ. Mô hình tổ chức Công ty hiện nay cụ thể nhƣ sau:
Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty:
- Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty: Do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm là ngƣời có quyền điều hành cao nhất trong Công ty, là ngƣời đại diện trƣớc Pháp luật điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, có chức năng quản lý doanh nghiệp trong phạm vi thẩm quyền của mình, xây dựng chiến lƣợc phát triển và kế hoạch hàng năm của công ty, tổ chức kiểm tra việc thực hiện theo quy định của các đơn vị trực thuộc, tổ chức thực hiện kế hoạch các phƣơng án sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm tổ chức giám sát hàng ngày các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Phó giám đốc công ty: Là ngƣời giúp việc cho Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm giúp Giám đốc điều hành công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc công ty trƣớc pháp luật và nhiệm vụ đƣợc uỷ quyền, phân công.
- Kiểm soát viên: Do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm có quyền kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty, thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh trƣớc khi trình chủ sở hữu, kiến nghị chủ sở hữu các giải pháp sửa đổi bổ sung cơ cấu, tổ chức quản lý, điều hành trong việc kinh doanh của công ty.
- Kế toán trưởng: Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, kiểm tra giám sát toàn bộ