Kim Bảng, Hà Nam.
3.3.1. Những thành tựu đạt được
Trong những năm gần đây đặc biệt kể từ năm 2009 đến nay từ khi chuyển đổi doanh nghiệp sang Công ty TNHH MTV và cũng là lúc Nhà nƣớc cấp bù TLP cho nông dân so với những năm trƣớc Công ty có rất nhiều thuận lợi nhƣ:
- Chủ động đƣợc nguồn kinh phí hoạt động. - Không còn tình trạng nợ đọng kéo dài.
- Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc đuợc hoàn thiện hơn, tạo hành lang pháp lý giúp công ty kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả hơn.
- Việc đầu tƣ sửa chữa công trình đƣợc thuận lợi và chủ động
Quản lý tài chính của Công ty hiện nay hiệu quả hơn trƣớc rất nhiều. Với kinh nghiệm của những năm trƣớc đây cộng với sự quyết tâm đổi mới công tác quản lý tài chính nên Công ty đã đạt đƣợc những kết quả sau:
Thứ nhất, thành tựu về xác định đối tượng và mục tiêu quản lý
Một là, công ty đã xác định đúng đối tƣợng quản lý tài chính từ đó giúp Công ty quản lý chính xác và đầy đủ các đối tƣợng cần quản lý, làm tăng hiệu quả của công tác quản lý tài chính. Công ty đã xác định đƣợc đối tƣợng quản lý tài
chính là thu, chi và sử dụng các quỹ tiền tệ của Công ty. Trong đó Công ty đã xác
định và chủ động đƣợc các nguồn thu, các khoản chi tài chính cần quản lý để đảm bảo thu đầy đủ chính xác và chi tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát. Công ty cũng đã quản lý việc sử dụng các quỹ tài chính đạt hiệu quả tƣơng đối tốt.
Hai là, công ty đã xác định đúng mục tiêu quản lý tài chính đó là tăng hiệu quả sử dụng vốn, tránh thất thoát và sử dụng vốn đúng mục đích góp phần giúp Công ty đạt mục tiêu là nâng cao chất lƣợng SP, DVCI phục vụ xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận. Công ty đã rất chú trọng tính hiệu quả của việc sử dụng vốn nhƣ tránh lãng phí, đầu tƣ có hiệu quả các công trình phục vụ cho sản xuất, có kế hoạch sử dụng vốn và giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn. Hầu hết các nguồn vốn đƣợc Công ty sử dụng đúng mục đích không lẫn lộn nhau đều có danh mục cụ thể, sử
dụng đúng mục đích các quỹ của Công ty mặc dù quy định của Nhà nƣớc trích quỹ thấp so với đặc thù thực tế, Đối với quỹ khen thƣởng chỉ dùng để khen thƣởng kích thích ngƣời lao động, quỹ phúc lợi thì chăm lo đời sống tinh thần cho ngƣời lao đông, quỹ phát triển để đầu tƣ phát triển SXKD Công ty…
Thứ hai, thành tựu về thực hiện quản lý tài chính.
Một là, công ty đã xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý tài chính hoàn chỉnh từ trên Công ty xuống đến từng bộ phận, giúp quản lý tài chính thống nhất, đồng bộ từ trên xuống dƣới. Công ty đã phân công trách nhiệm, quyền lợi, quyền hạn rõ ràng cho từng vị trí quản lý tài chính trong quy chế quản lý tài chính của Công ty, giúp cho việc quản lý không bị chồng chéo, không đùn đẩy trốn tránh trách nhiệm và đạt mục đích quản lý cao. Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật thực hiện quản lý nguồn thu từ kinh phí cấp bù TLP tổ chức thực hiện và kiểm soát các phần chi sửa chữa TSCĐ hằng năm. Phòng Tổ chức – Hành chính theo dõi các khoản chi của chi phí hành chính của các bộ phận theo định mức chi của công ty. Bộ phận kế toán rất quan trọng trong bộ máy quản lý tài chính đã đƣợc Công ty xây dựng hoàn chỉnh vừa quản lý tập trung trên phòng Kế toán – Tài vụ Công ty, vừa triển khai quản lý chặt chẽ, theo dõi định mức chi đối với các Cụm Thuỷ nông, Đội sản xuất, giúp cho việc quản lý thống nhất theo nguyên tắc chung của Công ty, vừa đảm bảo tính tự chủ của các Cụm, Đội. Thực tế thì Bộ phận kế toán công ty đang là bộ phận tham mƣu quản lý tài chính rất hiệu quả cho Ban giám đốc Công ty, các đơn vị trực tiếp, gián tiếp sản xuất…
Hai là, công ty áp dụng quy trình quản lý tài chính chặt chẽ và phù hợp với đặc thù hoạt động của Công ty là DNCI nguồn thu chủ yếu từ nguồn cấp bù TLP theo đơn giá Nhà nƣớc quy định. Ngay từ khâu lập kế hoạch tài chính, Công ty đã bám sát vào kết quả đạt đƣợc năm trƣớc và dự báo tình hình biến động trong năm kế hoạch để xây dựng. Kế hoạch này do Phòng Kế toán - tài vụ và Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật lập trình Ban giám đốc chỉnh sửa cho sát với thực tế sau đó mới thông qua trƣớc hội nghị cán bộ chủ chốt trình sở Tài chính, sở NN&PTNT thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ để Công ty thực hiện. Trong quá trình thực
hiện kế hoạch tài chính một mặt Công ty bám sát vào kế hoạch tài chính đã đƣợc phê duyệt, một mặt phụ thuộc theo tình hình biến động thực tế để điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt là kế hoạch sửa chữa công trình hỏng hóc. Khi thực hiện quyết toán tài chính các phòng chức năng phải có trách nhiệm quyết toán các phần việc của mình nhƣ Phòng Kế toán - Tài vụ chủ trì lập Báo cáo quyết toán kiểm soát chi về mặt tài chính theo quy định, Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật kiểm soát. quyết toán phần thu từ TLP cấp bù và các nguồn hỗ trợ khác, Phòng Tổ chức – Hành chính kiểm soát các phần việc khoán chi của các đơn vị sản xuất, các Cụm, Phòng Quản
lý nƣớc và công trình quản lý các phần khoán “ Việc” theo định mức giao cho các
Cụm đội nhƣ khoán giải toả vi phạm công trình, bảo dƣỡng công trình .... Từ đó Kế toán trƣởng tổng hợp lập báo các quyết toán cùng phòng Kế toán – Tài vụ trình sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán năm.
Ba là, Hiện tại Công ty đang áp dụng phƣơng thức quản lý thu tập trung về một đầu mối, chi giao cho các đợn vị thành viên theo định mức chi của công ty, do tính đặc thù Công ty thuỷ lợi Kim Bảng, Hà Nam là DNCI phục vụ xã hội với nguồn thu chủ yếu do cấp bù TLP theo mức giá Chính phủ quy định nên phƣơng thức quản lý tập trung, khoán chi theo định mức một số phần việc nhƣ chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bảo dƣỡng, giải toả vi phạm... hiện nay rất phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và đang đạt hiệu quả cao. Công ty đang kiểm soát tốt các hoạt động thu, chi tại công ty, chi theo định mức chi của Công ty là rất phù hợp. Bản chất hiện nay các khoản thu của công ty chủ yếu vẫn đang ở cơ chế
“Xin” “Cho” kinh phí cấp bù TLP của tỉnh Hà Nam do kinh phí Nhà nƣớc điều tiết, trong năm tuỳ vào điều kiện cụ thể còn có các nguồn thu khác do Nhà nƣớc hỗ trợ có mục tiêu nhƣ hỗ trợ tiền điện chống hạn, chống úng, sửa chữa kênh
mƣơng....các nguồn hỗ trợ này vẫn phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của cơ quan
quản lý Nhà nƣớc trong việc phân bổ các nguồn vốn này. Các khoản chi đƣợc kiểm soát chặt chẽ và đều có hoá đơn đầy đủ, định mức chi đều đƣợc quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ công ty.
đủ trong quản lý tài chính tại Công ty.
Công ty đã sử dụng các văn bản, chính sách Nhà nƣớc có liên quan đến quản lý tài chính Công ty nhƣ: luật kế toán, luật doanh nghiệp, luật đấu thầu, Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, các NĐ của Chính phủ về miễn thu TLP, các thông tƣ hƣớng dẫn của bộ Tài chính, bộ NN&PTNT về loại hình DNCI này và các văn bản khác của tỉnh Hà Nam, sở Tài chính, sở NN&PTNT quy định chi tiết cho Công ty theo đặc thù của tỉnh. Các văn bản này là cơ sở pháp lý để Công ty xây dựng đƣợc các quy định quản lý tài chính nội bộ Công ty.
Công ty cũng đã xây dựng đƣợc tƣơng đối đầy đủ các quy định quản lý tài chính nhƣ: Điều lệ Công ty, quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế lƣơng, quy định về đấu thầu. Các quy định này đã cụ thể đƣợc những vấn đề cần quản lý đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt Công ty đã áp dụng đƣợc quy chế khoán lƣơng giúp tạo ra sự công bằng và kích thích CBCNV trong công ty hăng say lao động. Quy chế khoán lƣơng này đã bắt đầu từ năm 2000 và ngay lập tức tạo ra sự thay đổi rõ rệt về thái độ làm việc của ngƣời lao động. Không còn tình trạng lƣời nhác, trốn tránh công việc, ý thức kỷ luật kém vì nếu không làm thì không có lƣơng, ý thức kém bị phạt lƣơng, kỷ luật. Mặt khác quy chế khoán đã giúp các đơn vị sản xuất kiểm soát tốt hơn, tiết kiệm hơn, đua nhau làm việc giúp năng suất, chất lƣợng công việc tăng lên góp phần hoàn thành kế hoạch của các bộ phận và của công ty. Đặc biệt hơn quy chế khoán đã giúp ngƣời quản lý giảm bớt khâu quản lý ngƣời lao động, quản lý công việc vì tự bản thân ngƣời lao động đã ý thức đƣợc công việc mà kết quả công việc là quan trọng để tính lƣơng, thƣởng cho mình.
Hệ thống sổ sách kế toán, chứng từ kế toán Công ty áp dụng đúng theo mẫu và đúng quy định của Bộ tài chính đã giúp cho Công ty có thêm đƣợc công cụ hữu hiệu để quản lý tài chính.
Thứ ba, thành tựu về kiểm tra, giám sát quản lý tài chính.
Công tác kiểm tra, kiểm soát đã đƣợc tiến hành định kỳ, thƣờng xuyên giúp cho Công ty hạn chế đƣợc những sai sót cần khắc phục và nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đã đẩy mạnh khâu kiểm soát thu chi ngay từ những bƣớc đầu. Bộ phận kê
toán thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc chi tiêu sao cho mỗi khoản chi vừa phải đảm bảo theo đúng kế hoạch, đồng thời đúng định mức tiêu chuẩn của Công ty. Việc kiểm tra, giám sát đƣợc thực hiện thƣờng xuyên qua nghiệp vụ kế toán. Bên cạnh đó có các cuộc kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất do cơ quan quản lý Nhà nƣớc, sở Tài chính Hà Nam, sở NN&PTNT Hà Nam, kiểm toán Nhà nƣớc, thanh tra tỉnh Hà Nam, Kiểm soát nội bộ thực hiện. Điều này đã có tác động tới từng CBCNV trong việc chấp hành đầy đủ các thủ tục tài chính, tạo ý thức chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả.
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
3.3.2.1. Hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý tài chính tại Công ty vẫn còn một số những hạn chế cần khắc phục.
Thứ nhất, hạn chế về xác định đối tượng và mục tiêu quản lý tài chính.
Một là, đối tƣợng quản lý tài chính tuy đã đƣợc xác định đúng và đầy đủ nhƣng đối tƣợng quản lý thu chƣa xác định cụ thể các nguồn thu trong năm chỉ xác định đƣợc nguồn thu từ TLP nhƣng các nguồn cấp bù mục tiêu khác vẫn còn cơ chế
“xin cho” đó là lỗ hổng của quản lý Nhà nƣớc của loại hình DNCI này do vậy việc lập kế hoạch đầu năm chƣa thật sự sát về nguồn thu. Một số đối tƣợng quản lý chi chƣa kịp thời và còn bị lãng phí, thất thoát ảnh hƣởng đến SXKD nhƣ chi lƣơng, chi mua vật tƣ phụ tùng…. quản lý và sử dụng quỹ khen thƣởng phúc lợi còn lúng túng do quy định trích quỹ thấp chƣa đáp ứng đƣợc thực trạng của doanh nghiệp.
Hai là, mục tiêu quản lý tài chính tuy đã đƣợc xác định đúng nhƣng việc sử dụng vốn còn chƣa thật hiệu quả, nhiều khoản chi chƣa đúng mục đích. Nguồn đầu tƣ để nâng cao hệ thống bơm điện, đầu tƣ trang thiết bị, đổi mới công nghệ đều phải trông chờ vào các dự án đầu tƣ XDCB của Nhà nƣớc, nguồn TLP của công ty so với hiện tại không đủ chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp nên tình trạng hệ thống Thuỷ lợi ngày càng xuống cấp vì vậy do nguồn thu hạn hẹp nên hiệu suất đầu tƣ để nâng cao chất lƣợng SP, DVCI của công ty thấp. Một số khoản chi sai nguồn do quỹ phúc lợi không đủ nên chi cho khen thƣởng, tham quan lại chi từ nguồn chi
phí doanh nghiệp về bản chất làm tăng giá thành SP, DV, không phản ánh đúng kết quả SXKD trong năm và mất cân đối vốn sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, Hạn chế về thực hiện quản lý tài chính.
Một là, quy trình quản lý tài chính tƣơng đối hoàn thiện và phù hợp với đặc thù của DNCI nhƣng trong khâu thực hiện quy trình lập kế hoạch tài chính còn chƣa đƣợc chặt chẽ, chƣa phân công trách nhiệm rõ ràng ở các bộ phận nên để đạt yêu cầu tiến độ nộp báo cáo lên cơ quan cấp trên, bộ phận tổng hợp còn phải phụ thuộc vào các bộ phận trực tiếp đề xuất lên, trong khi có một số bộ phận thƣờng nộp bản kế hoạch của bộ phận mình khá muộn so với yêu cầu. Ngoài ra, việc lập kế hoạch về cơ bản đã phản ánh đƣợc nhiệm vụ của năm kế hoạch, nhƣng do việc lập kế hoạch thƣờng diễn ra sớm (khoảng tháng 12 của năm hiện hành) nên việc dự báo cho các nhiệm vụ của năm tới chƣa đƣợc chính xác cao, dẫn đến tình trạng thực hiện kế hoạch thƣờng xuyên phải bổ sung, chỉnh sửa có những nhiệm vụ đƣợc ghi kế hoạch nhƣng trên thực tế lại không thực hiện đặc biệt là phải bổ xung hạng mục chi sửa chữa TSCĐ do bổ xung nguồn thu có mục tiêu của Chính phủ hằng năm.
Hai là, bộ máy quản lý tài chính Công ty tuy đã đƣợc tổ chức tốt và hoàn chỉnh nhƣng do năng lực từng cá nhân quản lý nên hiệu quả vẫn chƣa cao. Nhiều cán bộ quản lý tài chính chƣa đƣợc qua các trƣờng lớp đào tạo nghiệp vụ quản lý tài chính nên hạn chế khi thực hiện quản lý, nhiều cán bộ còn non kinh nghiệm chƣa va chạm nhiều nên hiệu quả quản lý cũng chƣa cao. Kiểm soát viên chƣa đủ trình độ, năng lực, thời gian và quy trình kiểm tra chƣa rõ ràng nên kết quả kiểm soát còn hạn chế, chủ yếu dựa vào bộ phận kế toán Công ty. Trong bộ phận kế toán chủ yếu là tốt nghiệp trung cấp và đại học tại chức nên tƣ duy làm việc chƣa cao, nghiệp vụ quản lý tài chính bị hạn chế. Bộ phận quản lý tài chính tại các Cụm, Đội còn kiêm nhiệm không đúng ngành nghề tài chính, các bộ phận kế toán còn tƣơng đối mỏng nên chƣa kiểm soát hết tình hình quản lý thu, chi và sử dụng các quỹ.
Bộ máy quản lý tài chính còn mang tính thụ động, còn yếu, một phần do cơ chế tạo nên, một phần do khả năng năng lực yếu, nên chƣa phân tích đƣợc tình hình tài chính đề xuất phƣơng án kiểm soát mới hiệu quả hơn. nguồn thu tài chính của
kia, TLP cấp bù của tỉnh Hà Nam do Chính phủ điều tiết từ ngân sách trung ƣơng nên qua rất nhiều cơ quan quản lý Nhà nƣớc, chậm chạp, nhiêu khê nên kinh phí cấp bù TLP hàng năm không theo giá trị thanh lý hợp đồng. Công ty phải hạch toán
tài chính theo số doanh thu thực cấp, không đƣợc hạch toán lỗ (vì hạch toán lỗ ngân
sách tỉnh không có để bù) nên chủ trƣơng của tỉnh bất thành văn „‟Cấp bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu” Do vậy mục tiêu là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trên sản phẩm đầu ra là dịch vụ thuỷ lợi chƣa rõ ràng còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách