Doanh thu bán hàng là số tiền mà doanh nghiệp thu đƣợc khi bán hàng hóa hoặc dịch vụ. Doanh thu bán hàng phản ánh quy mô quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi lẽ, các nhân tố ảnh hƣởng đến doanh thu bao gồm:
- Khôi lƣợng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng.
- Kết cấu mặt hàng, mẫu mã càng phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng thì doanh thu càng cao.
27
- Chất lƣợng sản phẩm: Sản phẩm có chất lƣợng cao giá bán sẽ cao, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và chất lƣợng cung cấp dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch vụ tạo điều kiện tiêu thụ đƣợc dễ dàng, nhanh chóng thu đƣợc tiền bán hàng và doanh thu bán hàng.
- Giá bán sản phẩm: Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá cung ứng dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù đƣợc phần tƣ liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lƣơng cho ngƣời lao động và có lợi nhuận để thực hiện tái đầu tƣ.
1.2.1.2 Thị phần
Thị phần đƣợc hiểu là phần thị trƣờng mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lƣợng thị trƣờng. Do đó thị phần của doanh nghiệp đƣợc xác định thông qua giá trị hoặc hiện vật.
Đối với đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thị phần là một tiêu chí đo lƣờng khá cụ thể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi lẽ nó thể hiện khả năng giành đƣợc thị trƣờng, mức độ chấp nhận của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
Thị phần của doanh nghiệp đƣợc xác định:
- Thị phần = Doanh số bán hàng của DN/Tổng doanh số của thị trƣờng. - Thị phần = Số sản phẩm bán ra của DN/Tổng số sản phẩm tiêu thụ của
thị trƣờng.
Thông qua biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị trƣờng lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ƣu thế trên thị trƣờng. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trƣờng nhỏ hẹp thì chỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bới các đối thủ cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng so với toàn ngành.
28
Bên cạnh đó, ngƣời ta còn xem xét tới thị phần tƣơng đối, tức là so sánh doanh số của doanh nghiệp mình với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết đƣợc những điểm mạnh hay điểm yếu so với đối thủ. Ƣu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, dễ hiểu nhƣng nhƣợc điểm của nó là khó nắm bắt đƣợc chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đối thủ.
Thông qua thông số thị phần, doanh nghiệp biết mình đang ở vị trí nào, từ đó đƣa ra các chiến lƣợc hành động thích hợp, đôi khi vì tầm quan trọng của thi phần, nhiều công ty sẵn sàng chi phí lớn và hi sinh một số lợi ích khác, bởi vì khi chiếm đƣợc thị phần lớn cũng đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích khác.