Tích cực xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (Trang 97 - 103)

Công ty tự hào là một doanh nghiệp quân đội. Vì vậy, luôn xác định rõ: Dù trong hoàn cảnh nào vẫn phải xây dựng, giữ hình ảnh đẹp về Quân đội trong xây dựng, sản xuất, kinh doanh phát triển đất nƣớc, chú trọng phát triển theo hƣớng ổn định, bền vững và quản trị rủi ro hàng đầu; tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, các định hƣớng chính sách của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, góp phần khẳng định uy tín trên các thị trƣờng mà Công ty tham gia.

Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tƣởng kinh doanh, phƣơng thức quản lý và quy tắc chế độ đƣợc toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện con

88

ngƣời làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cƣờng nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tƣ tƣởng quản lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lƣợc phát triển kỹ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm hàm chứa hàm lƣợng văn hóa cao. Bởi thế, có thể coi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn doanh nghiệp đƣơng đại.

Để phát huy ƣu thế của mình trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, Công ty TECAPRO cần phải xem xét và hoàn thiện hơn nữa vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp khi đƣợc xây dựng hoàn thiện không những kích thích sức phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, Công ty cần chú ý đồng bộ năm phƣơng diện sau:

- Xây dụng quan niệm lấy con ngƣời làm gốc: Văn hóa doanh nghiệp lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con ngƣời làm trung tâm để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các tầng chế độ chính sách, từng bƣớc chấn hƣng, phát triển doanh nghiệp. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản:

+ Bồi dƣỡng tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên để phát huy tính tích cực chủ động của họ.

+ Bồi dƣỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp để nó trở thành nhận thức chung của đông đảo cán bộ công nhân viên chức và trở thành động lực nội tại khích lệ tất cả mọi ngƣời phấn đấu.

+ Tăng cƣờng đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhận viên.

89

+ Có chế độ thƣởng, phạt hợp lý, có cơ chế quản lý dân chủ khiến cho những ngƣời có cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp đều đƣợc tôn trọng và đƣợc hƣởng lợi ích vật chất xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra.

- Xây dựng quan niệm hƣớng tới thị trƣờng: Việc các doanh nghiệp phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với kinh tế thị trƣờng đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trƣờng linh động, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trƣờng bao gồm nhiều mặt nhƣ: giá thành, chất lƣợng sản phẩm, khả năng tiêu thụ, các dịch vụ sau bán hàng, các đợt khuyến mại nhằm thu hút khách hàng. Tất cả phải hƣớng tới việc tăng cƣờng sức cạnh tranh, dành thị phần cho doanh nghiệp của mình. Cần phải coi nhu cầu thị trƣờng là điểm sản sinh và điểm xuất phát của văn hóa doanh nghiệp.

- Xây dựng quan niệm khách hàng là trên hết: Doanh nghiệp hƣớng ra thị trƣờng nói cho cùng là hƣớng tới khách hàng. Phải lấy khách hàng làm trung tâm, cụ thể:

+ Căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao.

+ Xây dựng hệ thống tƣ vấn cho ngƣời tiêu dùng, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cùng với việc nâng cao chất lƣợng phục vụ để tăng cƣờng sức mua của khách hàng.

+ Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiên hành khai thác văn hóa đối với môi trƣờng sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp tốt đẹp.

- Doanh nghiệp trong quá trình phát triển phải tăng cƣờng ý thức đạo đức chung, quan tâm đến an sinh xã hội: Từ thập kỹ 90 của thế kỹ XX vấn đề bảo vệ môi trƣờng, vấn đề sản xuất các loại hàng hóa tiêu dùng không độc hại đã thành định hƣớng giá trị mới của các quốc gia trên thế giới. Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Ở nƣớc ta hiện nay, các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng nhƣng hậu quả của sự phát triển ấy cũng hết sức nặng nề mà biểu hiện rõ nhất là ô nhiễm môi trƣờng và lãng phí tài nguyên. Để khắc phục tình trạng đó, cần thông qua doanh nghiệp hƣớng tới

90

các mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững tránh đƣợc tình trạng phát triển vì lợi ích trƣớc mắt mà bỏ quên lợi ích con ngƣời. Định hƣớng của phát triển của Công ty là phải kết hợp một cách hữu cơ sự phát triển doanh nghiệp một cách liên tục, ổn định, hài hòa và bền vững.

- Xây dụng tinh thần trách nhiệm xã hội: Một doanh nghiệp không những phải coi sản phẩm của mình là một bộ phận làm nên quá trình phát triển nhân loại mà còn phải coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình là một bộ phận của văn hóa nhân loại. Doanh nghiệp đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lƣợng của cải mà còn thỏa mãn đƣợc nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại nhƣ tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học - kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Thông qua các hoạt động nhân đạo và văn hóa này hình ảnh Công ty sẽ trở nên tốt đẹp hơn, uy tín của Công ty đƣợc nâng lên đáng kể. Đó cũng là hƣớng phát triển lành mạnh, thiết thực để các Công ty đóng góp ngày càng nhiều hơn vào công cuộc đổi mới, phát triển xã hội.

91

KẾT LUẬN

Cạnh tranh có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.

Đứng trƣớc tình hình hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong quân đội nói chung và Công ty TNHH Một thành viên Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất nói riêng.

Trong khuôn khổ luận văn với đề tài “Cải thiện năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV Ứng dụng Kỹ thuật và Sản xuất”, bám sát vào mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau:

Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nội dung chủ yếu đƣợc nghiên cứu bao gồm: Khái niệm về cạnh tranh; Năng lực cạnh tranh và các cấp độ năng lực cạnh tranh; Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Các nhận tố ảnh hƣởng đển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TECAPRO, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TECAPRO; Đƣa ra đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty TECAPRO về cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, xác định các vấn đề đặt ra đối với Công ty TECAPRO trong việc cải thiển năng lực cạnh tranh của Công ty.

Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TECAPRO và bối cảnh mới, luận văn đã đƣa ra các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của Công ty. Đó là giả pháp: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng; Củng cố, mở rộng thị trƣờng hiện tại và tìm kiếm phát triển thị trƣờng mới; Tăng cƣờng đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; Đa dạng hóa các kênh huy động vốn để đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động; Nâng cao năng lực nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ; Giải quyết tốt vấn đề nguồn hàng hóa

92

cung cấp đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh; Tích cực xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nói trên sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiên năng lực cạnh tranh của Công ty TECAPRO trong thời gian tới.

93

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)