Quản trị tri thức (QTTT)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (Trang 26 - 28)

1.4.1 Khái niệm về quản trị tri thức

- Theo Wikipedia thì Quản trị tri thức là thuật ngữ gắn liền với những thông tin đƣợc tập hợp, xử lý, lƣu trữ, chia sẻ và sử dụng ở hình thức cao hơn là tri thức. Quản trị tri thức trong một tổ chức là tập hợp các quá trình sáng tạo, tập hợp, lƣu trữ, duy trì, phổ biến/chia sẻ tri thức.

- Theo Hiệp hội quản trị tri thức Nhật Bản: QTTT là việc kiểm soát và cấu trúc một cách có hệ thống và hiệu quả một cơ chế cho phép sử dụng đúng ngƣời vào đúng công việc vào đúng thời điểm chia sẻ và sử dụng thông tin một cách thông suốt, hƣớng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức. Một cách có hệ thống ở đây có nghĩa là từng bƣớc chọn lọc, tìm hiểu, phân tích và chia sẻ và sử dụng thông tin để tạo ra giá trị.

- Theo Trung tâm Năng suất và Chất lƣợng Hoa Kỳ (APQC): “Quản trị tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con ngƣời có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện”.

- Quản trị tri thức là quá trình quản lý việc sáng tạo, phổ biến và sử dụng tri thức. - Quản trị tri thức là việc giám sát tài sản tri thức nhằm làm rõ nguồn tài nguyên độc đáo, những chức năng chủ chốt và những vấn đề tiềm năng ảnh hƣởng đến việc đƣa tri thức vào sử dụng. Quản trị tri thức giúp bảo vệ nguồn tài sản tri thức khỏi bị suy tàn, tìm kiếm cơ hội củng cố các quyết định, dịch vụ, sản phẩm thông qua việc tăng tri thức, giá trị và mức độ linh hoạt.

Có rất nhiều định nghĩa khác về quản trị tri thức, nhƣng có thể hiểu đơn giản ở góc độ tác nghiệp thì QTTT có những điểm chung nhƣ sau:

QTTT là quá trình sáng tạo, lƣu giữ, chia sẻ và áp dụng nguồn tài sản tri thức trong tổ chức và biến những tri thức đó thành giá trị kinh tế hay vật chất.

QTTT quan tâm đến 2 loại tri thức đó là: tri thức ẩn và tri thức hiện.

QTTT là tạo ra tri thức, và việc này đƣợc nối tiếp với việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lƣu giữ, bảo tồn) và cải biên kiến thức.

QTTT là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng tri thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức hiện có và có thể đạt đƣợc và để phát triển những cơ hội mới.

QTTT là hoạt động mà hoạt động này quan tâm tới chiến lƣợc và chiến thuật để quản lý những tài sản mà trọng tâm là con ngƣời (human center assets).

QTTT là quá trình hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con ngƣời có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện.

1.4.2 Đặc điểm của quản trị tri thức

- Quản trị tri thức phải gắn liền với quản trị chiến lƣợc: QTTT cần tiếp cận một cách có hệ thống và mang tính chiến lƣợc gắn kết chặt chẽ với mục tiêu kinh doanh, gắn kết lý luận với thực tiễn.

- QTTT và công nghệ thông tin (CNTT): QTTT không phải là CNTT, những tiến bộ của CNTT chỉ hỗ trợ QTTT tốt hơn. Là công cụ lƣu giữ và chuyển chở và chia sẻ tri thức.

- QTTT và văn hoá sáng tạo : Con ngƣời là chủ thể sáng tạo và sử dụng tri thức. Cần phải tạo ra môi trƣờng có văn hoá sáng tạo đƣợc chia sẻ, ý tƣởng sáng tạo đƣợc cổ vũ và ứng dụng.

- QTTT và quản trị nguồn nhân lực: Những vấn đề về con ngƣời và học tập là tâm điểm của QTTT.

1.4.3. Mục tiêu của quản trị tri thức

- Biến tri thức tiềm ẩn của mỗi cá nhân thành tri thức hiện của toàn tổ chức. Trong mỗi cá nhân đều tồn tại những tri thức tiềm ẩn, những tri thức đó chƣa đƣợc khai thác có thể bởi những lí do nhƣ doanh nghiệp chƣa biết cách khơi gợi nó hoặc do mỗi cá nhân không muốn chia sẻ nó nếu tri thức của họ không đƣợc đánh giá đúng và có một sự công nhận về tri thức đó bằng các đãi ngộ với họ. Những tri thức này nếu đƣợc chia sẻ sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đạt đƣợc mục tiêu của mình một cách tốt nhất. Do vậy doanh nghiệp muốn thành công cần chú trọng mục tiêu này.

- Đƣa tiềm năng và trí tuệ của tổ chức đến với mỗi cá nhân, những ngƣời hàng ngày phải đƣa ra quyết định một công việc và đóng vai trò làm nên thành công của doanh nghiệp.

Mỗi cá nhân đóng vai trò rất lớn đối với sự thành công của doanh nghiệp, cá nhân là ngƣời thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp và biến những mục tiêu của chiến lƣợc đó trở thành hiện thực. Để làm đƣợc điều này thì trƣớc hết doanh nghiệp phải giúp cho nhân viên của mình hiểu đƣợc chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai là cần giúp nhân viên có thể tiếp cận với nguồn tri thức của doanh nghiệp để giúp nhân viên có thể áp dụng nguồn tri thức đó trong công việc. Đây là mục tiêu của quản trị tri thức trong doanh nghiệp là chìa khóa thành công của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (Trang 26 - 28)