Khái quát chung về quản trị nguồn nhân lực dựa trên quản trị tri thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích các khía cạnh quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn

3.2.1. Khái quát chung về quản trị nguồn nhân lực dựa trên quản trị tri thức

Với tƣ cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì quản trị nguồn nhân lực bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con ngƣời để có thể đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức.

Quản trị tri thức là một trong yếu tố quản trị nguồn nhân lực. Những tri thức ẩn và tri thức hiện đều suất phát từ con ngƣời.

(1) Con ngƣời là yếu tố cực kỳ quan trọng và tiên quyết trong quá trình sáng tạo tri thức mới;

(2) Các tri thức mới thƣờng có mầm mống và đƣợc hình thành trong quá trình lao động thực tiễn của con ngƣời

(3) Triết lý, tầm nhìn và sự ủng hộ của lãnh đạo đóng vai trò quyết định đối với việc tạo ra tri thức mới trong tổ chức.

Những nhận thức này sau đó cần đƣợc lãnh đạo doanh nghiệp chuyển hóa thành các hành động cụ thể sau:

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp dựa trên tri thức, từ đó xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho nhân viên đƣợc làm việc trong môi trƣờng sáng tạo và chia sẻ.

- Xây dựng các bối cảnh “Ba” hay các hệ quy trình, cơ hội chia sẻ thông tin, tri thức trong doanh nghiệp, xây dựng văn hóa và thói quen chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong nội bộ doanh nghiệp và doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, tạo cơ chế đãi ngộ thích hợp nhằm tăng năng lực chia sẻ thông tin.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn và chia sẻ kinh nghiệm thƣờng xuyên cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là đào tạo nội bộ, ngƣời có kinh nghiệm đào tạo hƣớng dẫn cho ngƣời mới.

- Tăng cƣờng nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, công nghệ và đổi mới, khuyến khích và tăng tính tự chủ trong các hoạt động sáng tạo tri thức bên trong doanh nghiệp.

- Để khuyến khích nhân viên sáng tạo tri thức, doanh nghiệp cần tôn trọng nhân viên, có các hình thức khen thƣởng kịp thời cho nhân viên khi họ đóng góp đƣợc những sáng kiến quan trọng cho doanh nghiệp để có những chia sẻ hữu ích.

Đi sâu vào việc làm của quản trị nguồn nhân lực ngƣời ta có thể hiểu quản trị nguồn nhân lực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, đãi ngộ nhân lực thông qua tổ chức của nó.

Song dù tiếp cận ở góc độ nào thì quản trị tri thức gắn với quản trị nguồn nhân lực vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng phát triển,

sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lƣợng lao động tri thức phù hợp với yêu cầu công việc của một tổ chức về mặt số lƣợng và chất lƣợng, khai thác hợp lý và hiệu quả nhất năng lực, sở trƣờng của ngƣời lao động nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và từng ngƣời lao động trong doanh nghiệp mà tri thức đóng vai trò chủ yếu.

Đối tƣợng của quản trị nguồn nhân lực là ngƣời lao động với tƣ cách là những cá nhân cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề liên quan đến họ nhƣ công việc và các quyền lợi nghĩa vụ của họ trong tổ chức.

Thực chất của quản trị nguồn nhân lực là công tác quản lý con ngƣời trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với ngƣời lao động. Nói cách khác, quản trị nguồn nhân lực chịu trách nhiệm về việc đƣa con ngƣời vào tổ chức giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trƣờng. Tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của tri thức nội hàm trong mỗi con ngƣời. Con ngƣời là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu đƣợc của tổ chức. Nhân viên có các năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội bối cảnh sáng tạo tri thức, các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động của môi trƣờng xung quanh. Do đó quản trị nguồn nhân lực là một hoạt động phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với quản trị các nguồn lực khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó quản trị tri thức lại là một bƣớc mới trong việc khai thác tiềm năng con ngƣời. Nguồn nhân lực là một nguồn lực không thể thiếu của tổ chức nên quản trị nguồn nhân lực chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không hiệu quả nếu tổ chức không quản

lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con ngƣời và tri thức của con ngƣời.

Hoạch định tài nguyên nhân lực là một tiến trình quản trị bao gồm phân tích nhu cầu nhân lực của một tổ chức trong điều kiện thay đổi và dự kiến số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng là tri thức phù hợp trong một bối cảnh chung trong vận động “Ba”, về nhu cầu nhân lực cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp của ở mỗi thời kỳ nhất định.

Muốn có một đội ngũ lao động có thể hoàn thành đƣợc mục tiêu của tổ chức điều quan trọng là phải có kế hoạch nhân lực ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn, từ đó nhà quản trị biết đƣợc nên tuyển chọn nhân viên nào ở đâu bao nhiêu lúc nào, tri thức ra sao, đồng thời lập kế hoạch tuyển chọn sắp xếp về đào tạo, huấn luyện lao động nhằm đáp ứng những mục tiêu tri thức của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (Trang 49 - 52)