Một số gợi ý nhân rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (Trang 89 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.4.Một số gợi ý nhân rộng

4.2. Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện Quản trị tri thức gắn với hoạt

4.2.4.Một số gợi ý nhân rộng

Nghiên cứu này đã góp phần kết nối các khái niệm trừu tƣợng liên quan đến quy trình (SECI) và bối cảnh sáng tạo tri thức (BA) của Nonaka và cộng sự với thực tiễn quản trị doanh nghiệp. Từ thực tiễn doanh nghiệp, luận văn cung cấp một số gợi ý thiết thực cho các các doanh nghiệp Việt Nam để thúc đẩy sáng tạo tri thức nâng cao nguồn nhân lực trong tổ chức của họ:

Tạo sự cân bằng công việc – cuộc sống ngay nơi làm việc

Đa số các doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít chú ý tạo ra sự cân bằng công việc, cuộc sống cho đội ngũ nhân viên của mình. Sự cân bằng này có thể đến từ những chính sách hoặc sự sắp xếp đơn giản mà không tốn kém chi phí nhƣ: khu vực làm việc đƣợc thiết kế theo hƣớng mở, giảm vách ngăn, bố trí khu vực giải lao ngay gần khu vực làm việc. Mục đích là tạo ra không gian trò chuyện hay bối cảnh khởi tạo cho nhân viên, ở đó mọi chủ đề trong công việc và cuộc sống có thể đƣợc thảo luận, và tri thức ẩn đƣợc chia sẻ giữa các cá nhân theo quy trình xã hội hóa (socialization).

Teamwork – tăng cường làm việc theo tổ, đội

Tổ chức triển khai công việc theo mô hình triển khai dự án với các đội dự án bao gồm các thành viên đến từ các bộ phận khác nhau trong công ty luôn là một phƣơng thức hữu hiệu cho quá trình ngoại hóa tri thức, biến tri thức ẩn của cá nhân thành tri thức hiện của tổ chức. Đi liền với việc tổ chức theo mô hình đội dự án là các chính sách nhân lực tƣơng thích nhƣ đánh giá hiệu quả làm việc của đội, nhóm và khen thƣởng theo thành tích của cả đội và từng cá nhân.

Xây dựng kho tri thức nội bộ và áp dụng phần mềm làm việc nhóm (groupware)

Việc số hóa và xây dựng cơ sở dữ liệu cho công ty, cung cấp quyền truy cập cho mọi thành viên trong tổ chức sẽ giúp tạo ra bối cảnh hệ thống, thúc đẩy việc tổng hợp tri thức hiện của các cá nhân các nhóm và phổ biến trong toàn tổ chức. Cơ sở dữ liệu điện tử cần đƣợc sắp xếp theo các nội dung, chủ đề hoặc lĩnh vực chuyên môn nhƣ: các quy trình làm việc, các chính sách, các form, biểu mẫu phục vụ cho công việc, tài liệu triển khai các dự án, v.v.

Mạng nội bộ (intranet) và phần mềm làm việc nhóm (groupware), các công cụ này cho phép các cá nhân phối hợp làm việc, theo dõi tiến độ công việc, tạo ra các diễn đàn trực tuyến, cùng đóng góp tri thức vào một chủ đề nào đó. Việc đầu tƣ vào mạng nội bộ và phần mềm nhóm có thể tốn kém cho doanh nghiệp. Tri thức lƣu trên mạng nội bộ luôn là tri thức ở dạng hiện và các cá nhân trong tổ chức có thể tham khảo, bổ sung, cập nhật bất cứ lúc nào.

Đào tạo, tập huấn nội bộ

Các công ty cần xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn nội bộ và triển khai hoạt động này một cách thƣờng xuyên và có hệ thống để tạo điều kiện cho quá trình nội hóa tri thức diễn ra, biến tri thức hiện của tổ chức thành tri thức ẩn của cá nhân. Đào tạo, tập huấn nội bộ không cần phải diễn ra ở một phòng học trang bị hiện đại, và không chỉ tập trung vào nội dung công việc mà hình thức và nội dung của đào tạo nội bộ có thể rất linh hoạt. Tại các doanh nghiệp của Nhật Bản, hàng tuần đều có một buổi chia sẻ tri thức dƣới hình thức kể chuyện (story telling), theo đó mỗi ngƣời kể một câu chuyện, chia sẻ một trải nghiệm bất kỳ nào đó trong công việc hoặc cuộc sống, để những ngƣời khác có thể rút ra bài học cho riêng mình. Học tập lẫn nhau qua hình thức kể chuyện có thể chƣa phù hợp với tính cách rụt rè và ngại chia sẻ của ngƣời Việt. Tuy nhiên tổ chức các buổi seminar hàng tháng, hàng quý theo chủ đề với sự tham gia của các diễn giả bên trong và bên ngoài tổ chức là một cách làm hiệu quả và cần đƣợc các doanh nghiệp duy trì thực hiện.

KẾT LUẬN

Tình hình suy thoái và khủng hoảng kinh tế vừa qua ảnh hƣởng xấu đến tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu, trong đó có kinh tế Việt Nam. Những năm tới đƣợc dự báo vẫn sẽ tiếp tục khó khăn. Trong bối cảnh đó, VIPCO nên có những phản ứng linh hoạt, kịp thời và đúng đắn dựa vào nền kinh tế tri thức lấy con ngƣời là chủ đạo để hạn chế phần nào những tác động xấu làm ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực của VIPCO. Qua phân tích, tác giả đã chỉ ra những yếu tố mang tính tri thức và yếu tố chƣa mang tính tri thức áp dụng vào quản lý nguồn nhân lực.

Trong những năm tới để thực hiện đƣợc các mục tiêu và chiến lƣợc cụ thể đã đề ra, VIPCO sẽ phải đổi mới tƣ duy cách nghĩ để phù hợp với nền kinh tế tri thức hiện nay.

Ngay bây giờ và trong tƣơng lai gần VIPCO cần phải có lực lƣợng nhân lực đủ năng lực và trình độ để có thể cạnh tranh. Vì vậy việc hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của công ty bằng việc quản trị tri thức là việc làm mang lại ý nghĩa thực tiễn rất lớn và tác động trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Nghiên cứu này không tránh đƣợc những hạn chế của phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình. Một hạn chế quan trọng khác của nghiên cứu này là chƣa chỉ ra đƣợc các bằng chứng thuyết phục, bằng chứng về định lƣợng về việc tri thức mới của tổ chức đƣợc tạo ra thông qua các quá trình xã hội hóa, ngoại hóa, kết hợp và tiếp thu tri thức nhƣ thế nào và sự vận dụng quản trị tri thức vào các yếu tố của quản trị nguồn nhân lực và khó khăn trong việc phân tích một cách rõ rệt quản trị tri thức theo lý thuyết Nonaka thể hiện nhƣ thế nào trong các nội dung của quản trị nguồn nhân lực.

Đây là một đề tài mới và khó, hơn nữa, do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên luận văn của tác giả không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các Thầy Cô để luận văn của tác giả đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO, 2010. Điều lệ của Công ty. Hà Nội. 2. Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO, 2010. Hệ thống quản lý tích hợp. Hà Nội. 3. Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO, 2010. Quy chế hoạt động của Công ty. Hà Nội. 4. Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO, 2010. Quy chế trả lương và phân phối

tiền thưởng. Hà Nội.

5. Công ty CP vận tải xăng dầu VIPCO, 2010 đến 2014. Báo cáo tổng kết năm về

kinh doanh, lao động, nhân lực. Hà Nội.

6. Website: http://www.vipco.com.vn

7. Hoàng Văn Hải và cộng sự, 2013. Ra quyết định quản trị. Hà Nội : Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

8. Đặng Hữu, 2015. Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam. Hội thảo khoa học – Đề tài Cấp nhà nƣớc. Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam đến 2020.

9. Ikujiro Nonaka và cộng sự, 2008. Quản trị dựa vào tri thức. Hà Nội: Nhà xuất bản thời đại.

10. Trần Anh Tài, 2013. Quản trị học. Hà Nội : Nhà xuất bản Đại học quốc gia.

Tiếng Anh

11. Ikujiro Nonaka, Hirotaka Takeuchi, 1995. The knowledge-Creating Company:

How Japanese Companies create the Dynamics of Innovation. New York:

Oxford University Press.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (Trang 89 - 92)