Tầm quan trọng của quản trị tri thức đối với quản trị nguồn nhân lực trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (Trang 29 - 32)

trong doanh nghiệp

Những giá trị, những lợi thế và sức mạnh cạnh tranh của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp đang dần thay đổi. Thế giới đang ngày càng trở nên phẳng hơn bao giờ hết trong môi trƣờng hội nhập quốc tế.

Những rào cản xƣa kia tƣởng chừng không thể khoả lấp giờ đây chỉ còn là những vết mờ. Thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của nền kinh tế tri thức đã thực sự định hình. Những nhân tố tạo ra sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp không còn là vốn đất đai, vốn tƣ bản, vốn tài chính hay vốn công nghệ mà nhƣờng chỗ cho nhân tố vốn tri thức, là khả năng doanh nghiệp “nắm giữ bao nhiêu tri thức và sử dụng nó nhƣ thế nào để hiệu quả nhất”. Vốn tri thức và rộng lớn hơn nữa là quản trị tri thức đang thực sự trở thành nhân tố chủ đạo tạo nên những bƣớc tiến thần kỳ của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp.

- Tuy mới ra đời chỉ hơn 10 năm nhƣng quản trị tri thức đang trở thành xu hƣớng toàn cầu. Vị trí của ngành quản trị non trẻ này đã và đang đƣợc khẳng định bởi sự thành công của nhiều Tập đoàn hàng đầu thế giới. Dựa trên nền tảng triết lý quản trị tri thức, những giá trị vật chất và tinh thần, chỉ số lợi nhuận và giá trị thị trƣờng của những công ty áp dụng đã khiến thế giới doanh nghiệp ngƣỡng mộ.

- Quản trị tri thức thực chất là một quá trình thúc đẩy cải tiến, khơi nguồn ý tƣởng, khai thác một cách triệt để nguồn tài sản tri thức trong tổ chức, đồng thời là

một quá trình chia sẻ, phát triển, lƣu giữ tri thức liên tục nhằm cung cấp đúng lúc, đúng nơi và đúng ngƣời với mục đích đƣa ra những quyết định nhanh chóng tạo nên những bƣớc phát triển đột phá.

- Quản trị tri thức là phƣơng thức tối ƣu để ngăn chặn nạn “chảy máu chất xám” trong doanh nghiệp. Với mỗi tổ chức, nhân tài là nguồn tài sản vô giá nhƣng cũng đồng thời là một nguồn tài sản đầy biến động. Mỗi khi một nhân viên giỏi ra đi không những gây ra sự xáo trộn mà nguy hiểm hơn tạo ra những khoảng trống không dễ lấp đầy, tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của tổ chức. Họ ra đi mang theo những kinh nghiệm, những bí quyết kinh doanh, những mối quan hệ và rồi trở thành đối thủ cạnh tranh, hoặc bị các công ty cùng lĩnh vực lôi kéo. Nhƣng khi áp dụng quản trị tri thức, những tài sản bấy lâu nay nằm trong đầu nhân tài dƣới dạng tiềm ẩn sẽ đƣợc chuyển sang tri thức hiện hữu qua phƣơng thức chia sẻ và đƣợc cấu trúc lại để mọi ngƣời có thể học tập. Kết quả của quá trình này là tạo ra một “kho tri thức hiện hữu” dùng chung cho tất cả thành viên, những cá nhân có khả năng thay thế cho nhau. Không còn đặc quyền về tri thức, không ngừng đƣợc làm giàu cho tri thức cá nhân là phƣơng thức tối ƣu cho mỗi doanh nghiệp giữ chân đƣợc nhân tài.

- Quản trị tri thức là phƣơng thức tạo nên một tổ chức với những cá nhân năng động, một cấu trúc hệ thống học hỏi không ngừng với khả năng thích ứng cao. Vƣợt qua những giới hạn của phƣơng thức quản trị truyền thống, quản trị tri thức giúp cho mỗi cá nhân trong tổ chức không ngừng học hỏi, biến những nhân viên lƣời nhác thành những con ngƣời sáng tạo tri thức liên tục. Dựa trên nền tảng tiêu chí chia sẻ và đánh giá tri thức đóng góp, quản trị tri thức tạo ra động lực tạo lập văn hoá chia sẻ giữa các thành viên trong tổ chức, thúc đẩy yếu tố tự học và tổ chức học tập suốt đời của doanh nghiệp. Trong môi trƣờng văn hóa tri thức đó, khả năng của nhân viên đƣợc gia tăng hàng ngày, chất lƣợng tri thức của tổ chức không ngừng đƣợc hoàn thiện, chỉ số thông minh công ty cũng không ngừng đƣợc tăng cƣờng. Hệ quả của quá trình này là một tập thể của những nhân viên năng động, làm việc qua chia sẻ tri thức, một tổ chức có khả năng thích ứng cao trong điều kiện hội nhập.

- Quản trị tri thức góp phần nâng cao khả năng ra quyết định của tổ chức. Trong thời đại ngày nay, thông tin không còn là tài sản độc quyền mà khả năng sử dụng và biến thông tin thành tri thức, thành sản phẩm mới là yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Cơ hội trong kinh doanh chỉ là một khoảnh khắc. Tổ chức nào ra quyết định nhanh nhất và chính xác nhất sẽ là ngƣời chiến thắng. Tuy nhiên trong quá trình ra quyết định, đa phần các tổ chức gặp phải vấn đề thiếu thông tin, thiếu cơ sở và thiếu tri thức để ra quyết định. Nhƣng với quản trị tri thức tất cả những trở ngại đó sẽ đƣợc tháo gỡ. Quyết định là quyết định của tập thể, dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của cả một tổ chức. Không ai mạnh bằng tất cả tập thể hợp lại là nguyên lý đã đƣợc chứng minh từ lâu. Coca – Cola là một ví dụ điển hình cho sự thành công trên phƣơng diện này. Nhờ quản trị tri thức, họ đã tạo dựng nên một thƣơng hiệu trƣờng tồn và phổ biến khắp hành tinh.

- Quản trị tri thức là con đƣờng tốt nhất để biến khách hàng thành những ngƣời bạn trung thành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tồn tại là nhờ có khách hàng và với mục đích là phục vụ khách hàng. Nhƣng làm thế nào để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng? Là câu hỏi không dễ với mọi doanh nghiệp. Khách hàng chỉ thực sự trung thành khi biết mình là một phần quan trọng của doanh nghiệp, là ngƣời trả lƣơng doanh nghiệp. Trong quản trị tri thức, thông qua mô hình quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM), các mối quan hệ khách hàng của tổ chức đƣợc chia sẻ với tất cả các thành viên. Các ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm, chất lƣợng dịch vụ của doanh nghiệp đều đƣợc lƣu giữ và tôn trọng. Dựa trên nguồn vốn tri thức từ khách hàng đó, doanh nghiệp có cơ sở không ngừng hoàn thiện chất lƣợng phục vụ khách hàng của mình. Nhờ quản trị tri thức, mối quan hệ khách hàng của mỗi cá nhân trở thành tài sản chung của doanh nghiệp, ý kiến của khách hàng cũng trở thành tài sản tri thức của tổ chức.

- Quản trị tri thức ngày nay đã trở thành xu hƣớng tất yếu của lịch sử. 80 – 95% giá trị của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp không còn nằm ở tài sản hữu hình mà ẩn chứa trong nhân tố con ngƣời, vốn tri thức và những ý tƣởng kinh doanh. Ở Việt Nam khái niệm vốn tri thức, quản trị tri thức tuy còn mới mẻ và chƣa đƣợc

nhận thức đầy đủ nhƣng không phải vì thế chúng ta bỏ qua. Thay đổi hay là chết, hội nhập cùng thế giới, áp dụng quản trị tri thức để trƣờng tồn hay trở thành kẻ bật bãi là sự lựa chọn của mỗi doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị tri thức gắn với hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO (Trang 29 - 32)