Sự cần thiết quản lý đội ngũ chuyên viên đáp ứng yêu cầu phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ chuyên viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 26 - 30)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ chuyên viên trong Trƣờng đại học công

1.2.2. Sự cần thiết quản lý đội ngũ chuyên viên đáp ứng yêu cầu phát

trường đại học theo tiêu chí trường đại học nghiên cứu

1.2.2.1. Quan niệm về trường đại học nghiên cứu

Tại Nghị định số 73/2015/NĐ-CP của Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã định nghĩa rõ “Cơ sở giáo dục đại học định hƣớng nghiên cứu là cơ sở giáo dục đại học có hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học; phát triển các công nghệ nguồn; cung cấp nguồn nhân lực có năng lực giảng dạy và nghiên cứu cơ bản; có năng lực chủ trì nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ, đề tài khoa học cấp quốc gia và quốc tế”. Tiêu chuẩn về ĐH nghiên cứu đƣợc xác định trên các tiêu chí sau:

 Quy mô đào tạo của các chƣơng trình đào tạo định hƣớng nghiên cứu trình độ đại học, thạc sĩ và đào tạo trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng qui mô đào tạo của cơ sở giáo dục đại học;

 Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chiếm trên 30% tổng qui mô đào tạo của các ngành, chuyên ngành theo định hƣớng nghiên cứu;

 Có ít nhất 3 chuyên ngành đào tạo từ đại học đến tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học cơ bản ứng dụng ở 3 nhóm ngành khác nhau.

 Cơ cấu hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ

 Có đơn vị nghiên cứu phù hợp với ngành đào tạo nhƣ: Viện nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản, cơ sở nghiên cứu khoa học ứng dụng, trung tâm phát triển công nghệ nguồn;

 Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm ít nhất 20% tổng chi cho các hoạt động hàng năm của cơ sở giáo dục đại học;

 Giảng viên cơ hữu phải dành ít nhất 50% tổng thời gian làm việc định mức cho hoạt động nghiên cứu khoa học;

 Có ít nhất 80% giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu tham gia nghiên cứu khoa học có bài báo, công trình công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nƣớc hàng năm;

 Tỷ lệ giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 30% tổng số giảng viên, nghiên cứu viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học; đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo theo định hƣớng nghiên cứu, tỷ lệ này không thấp hơn 50%;

 Mỗi chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này phải có ít nhất 1 Giáo sƣ hoặc 3 Phó Giáo sƣ là giảng viên cơ hữu;

 Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của các chƣơng trình định hƣớng nghiên cứu không quá 15.

1.2.2.2. Vị trí, vai trò của việc quản lý đội ngũ chuyên viên

Trong một tổ chức công nhƣ trong một trƣờng ĐH thì ĐNCV là nguồn lực không thể thiếu để tiến hành các hoạt động hành chính của đơn vị, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà trƣờng, nhất là ĐNCV này lại có đặc điểm đặc biệt nhƣ chế độ làm việc suốt đời, chế độ tiền lƣơng ổn định, việc xử lý vi phạm khó thực hiện…hay nói khác đi ĐNCV là lực lƣợng lao động đặc biệt, do vậy nếu không thực hiện việc quản lý tốt thì sẽ khó khuyến khích đƣợc đội ngũ này phát huy hết năng lực trong thực thi công vụ cũng nhƣ khó khai thác đƣợc hiệu suất làm việc của CV.

Trong bối cảnh hiện nay khi mà các đơn vị sự nghiệp công lập nhƣ các trƣờng ĐH đang dần thực hiện cơ chế tự chủ và bƣớc đầu có sự cạnh tranh với nhau nhƣ các doanh nghiệp để phát triển thì việc quản lý nguồn nhân lực, trong đó có nguồn lực CV là việc làm vô cùng cần thiết, nó đƣợc coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình cải cách hành chính của nƣớc ta. Vì vậy, lãnh đạo một số trƣờng ĐH đã bƣớc đầu coi việc quản lý ĐNCV là khoa học về quản lý con ngƣời dựa trên niềm tin cho rằng CV đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới sự thành công lâu dài của đơn vị. Một số xu hƣớng quản lý mới vốn trƣớc đây coi là xa lạ đối với các cơ quan Nhà nƣớc thì nay đã bƣớc đầu đƣợc thực hiện tại các trƣờng ĐH nhƣ thực hiện đề án vị trí việc làm, triển khai quản lý thời gian làm việc bằng hệ thống vân tay, triển khai đánh giá công việc trên hệ thống KPI...Điều đó chứng tỏ rằng việc quản lý nhân lực nói chung, ĐNCV nói riêng có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với các trƣờng ĐH.

1.2.2.3. Mục đích quản lý đội ngũ chuyên viên

Trong Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020, một trong 5 mục tiêu mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã đặt ra là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nƣớc”. Đề án

đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cũng xác định mục tiêu: xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”. Hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nƣớc nói chung và hành chính nhà nƣớc nói riêng, xét cho cùng đƣợc quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu suất công tác của đội ngũ cán bộ, công chức. Để xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đƣợc yêu cầu, tạo cơ sở để thực hiện thành công cải cách hành chính cần phải chú trọng đến công tác quản lý cán bộ, công chức.

Trong bối cảnh đất nƣớc đang đứng trƣớc những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi từng cơ quan, đơn vị phải có những chiến lƣợc quản lý nguồn nhân lực tốt để thực hiện thành công mục tiêu của chƣơng trình quản lý nhân lực mà Đảng và Nhà nƣớc đã đƣa ra.

Đối với một trƣờng ĐH thì mục đích của việc quản lý ĐNCV là tạo ra một lực lƣợng lao động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức, tạo nên sức mạnh giúp tổ chức có những bƣớc phát triển phù hợp với định hƣớng, kế hoạch chiến lƣợc của đơn vị, cụ thể, việc quản lý ĐNCV phải giúp Nhà trƣờng đạt đƣợc các mục đích nhƣ sau:

- Đáp ứng đòi hỏi của Nhà trƣờng về phát triển ĐNCV;

- Xây dựng đƣợc ĐNCV đáp ứng yêu cầu của Nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu mà Nhà trƣờng đã đề ra;

- Phát triển ĐNCV thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng và phát triển của Nhà trƣờng cũng nhƣ phù hợp với tiến trình cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của Nhà nƣớc;

- Tạo cơ hội để từng CV phát triển năng lực cá nhân, hang say cống hiến cho sự phát triển của Nhà trƣờng;

- Xây dựng một môi trƣờng làm việc nhân văn, hiệu quả trên cơ sở hợp tác, phối hợp giữa các CV với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ chuyên viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)