1.2. Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ chuyên viên trong Trƣờng đại học công
1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý đội ngũ chuyên viên
Có nhiều quan niệm khác nhau về việc đƣa ra các tiêu chí để đánh giá hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong một cơ quan, tổ chức. Quan điểm của quản lý nhân lực hiện đại thì cho rằng, hiệu quả của công tác quản lý nguồn nhân lực đƣợc đánh giá dựa trên 3 tiêu chí là: Năng suất lao động của nhân viên, chi phí mà cơ quan phải bỏ ra để thuê nhân viên và mức độ hài lòng của nhân viên đối với cơ quan, tổ chức.
Tuy nhiên, khác với doanh nghiệp, quan hệ lao động trong các cơ quan khu vực công là mối quan hệ đặc biệt bởi lẽ cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nƣớc vừa là ngƣời sử dụng lao động vừa là ngƣời lao động do vậy việc quản lý nhân lực trong các cơ quan khu vực công cũng sẽ có những điểm khác biệt so với khu vực doanh nghiệp, điều này dẫn đến tiêu chí để đánh giá kết quả quản lý đội ngũ cán bộ, viên chức trong các cơ quan Nhà nƣớc cũng sẽ có những điểm khác biệt.
ThS. Thái Xuân Sang, phó trƣởng Khoa Nhà nƣớc & Pháp luật trƣờng Chính trị Nghệ An cho rằng “Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công có nhiệm vụ quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, huấn luyện và phát triển nhân sự, bố trí sử dụng, kiểm tra, giám sát…” do vậy muốn đánh giá hiệu quả của việc quản lý nhân lực trong tổ chức công thì phải đánh giá trên các tiêu chí: Việc quy hoạch nhân lực, tuyển dụng nhân lực, cơ chế đào tạo - bồi dƣỡng, huấn luyện …kể trên.
ThS. Chu Thị Hảo - Viện Nghiên cứu và Phát triển, trong bài “Một số giải pháp quản lý nhân sự khu vực hành chính công” cũng khẳng định rằng “Quản lý nhân sự trong khu vực công có nhiệm vụ quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân sự, bố trí sử dụng, kiểm tra, giám sát… Trên thực tế,
công tác quản lý nguồn nhân lực khu vực công hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều thách thức, trong đó thách thức lớn nhất không phải là thiếu vốn hay trình độ kỹ thuật mà là làm thế nào để quản lý nguồn nhân lực có hiệu quả”. Muốn đánh giá việc quản lý nhân lực trong khu vực công đạt hiệu quả tốt hay không thì phải đánh giá đƣợc các nhiệm vụ của việc quản lý nhân sự trong khu vực công, tức là đánh giá hiệu quả của các công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện và phát triển nhân sự, bố trí sử dụng, kiểm tra, giám sát.
Trong phần 1.2.3 chúng ta đã đề cập đến nội dung quản lý nguồn nhân lực nói chung, quản lý ĐNCV nói riêng, theo đó có 5 nội dung cơ bản liên quan đến quản lý ĐNCV, do vậy để đánh giá đƣợc kết quả quản lý ĐNCV thì chúng ta phải đánh giá dựa trên 5 tiêu chí này:
* Công tác quy hoạch ĐNCV diễn ra nhƣ thế nào: Đơn vị có thực hiện công tác này hay không? Bản quy hoạch CV của đơn vị có đƣợc xem xét thƣờng xuyên không? Có phù hợp với kế hoạch phát triển Nhà trƣờng hay không? Kết quả đánh giá thực trạng ĐNCV có đƣợc sử dụng cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng… chuyên viên hay không? Nhà trƣờng có thực hiện khâu đào tạo và quy hoạch chuyên viên giỏi cho những vị trí lãnh đạo phòng/ban hay không?
* Công tác tuyển dụng CV đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Nhà trƣờng có thực hiện việc tìm kiếm và thu hút chuyên viên giỏi hay không? Việc tuyển dụng CV của đơn vị có căn cứ vào quy hoạch CV của đơn vị không? Khi tuyển dụng CV ngoài yêu cầu chuyên môn, Nhà trƣờng có đặt ra yêu cầu về thái độ hoặc tính cách đối với ứng viên không? Sau mỗi lần tuyển dụng Nhà trƣờng có đánh giá hiệu quả tuyển dụng không? Hàng năm Nhà tƣờng có phân bổ kinh phí tuyển dụng không?
* Công tác sử dụng, bố trí CV đƣợc thực hiện ra sao? CV đƣợc tuyển dụng vào có đƣợc bố trí công việc giống nhƣ vị trí mà CV ứng tuyển hay
không? Trong quá trình sử dụng CV, đơn vị có thực hiện những thay đổi trong bố trí công việc nhằm phát huy sở trƣờng, hạn chế sở đoản của CV hay không?
* Công tác đào tạo, bồi dƣỡng CV đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Nhà trƣờng có chính sách nêu rõ chủ trƣơng của Nhà trƣờng trong việc đào tạo và phát triển năng lực cho chuyên viên hay không? Những thay đổi trong chiến lƣợc của Nhà trƣờng có đƣợc xem xét trong quá trình đào tạo, bồi dƣỡng CV không? Hàng năm Nhà trƣờng có xây dựng kế hoạch/chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng CV hay không? Có phân bổ ngân sách cho công việc này không? Nhà trƣờng có sẵn sàng tạo điều kiện cho CV áp dụng các kiến thức và kỹ năng đƣợc đào tạo không? Nhà trƣờng có theo dõi và đánh giá việc áp dụng kiến thức và kỹ năng của CV sau đào tạo không?
* Công tác khuyến khích, đãi ngộ, khen thƣởng CV đƣợc thực hiện nhƣ thế nào? Nhà trƣờng có chế độ phúc lợi gì khác đối với những CV gắn bó lâu năm với Nhà trƣờng hay không? Công tác thi đua khen thƣởng có đƣợc thực hiện kịp thời không? Tiêu chí khen thƣởng có rõ ràng không?