Phƣơng pháp xử lý thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ chuyên viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 53 - 56)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở thu thập số liệu từ các phòng Tổ chức Cán bộ, phòng Kế hoạch - Tài chính, Trung tâm Đảm bảo chất lƣợng, tác giả đã tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau liên quan đến Nhà trƣờng cũng nhƣ tình hình quản lý ĐNCV tại Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN. Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc đã đƣợc tác giả xử lý bởi phần mềm tin học văn phòng Word và Excell thông qua việc chi tiết số liệu trong hệ thống bảng, đồ thị và thể hiện qua các biểu đồ dạng cột, biểu đồ phần trăm...nhằm thể hiện các số liệu một cách có hệ thống, logic, trực quan, sinh động. Ngoài ra, các số liệu đã thu thập đƣợc cũng đƣợc sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tƣợng nghiên cứu.

Trong chƣơng 3, các dữ liệu thu thập đƣợc có liên quan đến công tác quản lý đội ngũ chuyên viên Trƣờng Đại học Công nghệ cũng đƣợc đánh giá theo các nội dung quản lý trên cơ sở khung lý thuyết đã đƣợc tác giả chọn lựa trong chƣơng 1 để nhằm phản ánh một cách thuyết phục tình hình quản lý độ ngũ CV tại Trƣờng cũng nhƣ đƣa ra những ƣu điểm và hạn chế của công tác quản lý nhóm đối tƣợng này tại Trƣờng.

2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp

 Phƣơng pháp phân tích.

Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng của luận văn. Chƣơng 1 của luận văn đã nghiên cứu, phân tích nội dung một số công trình khoa học có liên quan để từ đó tác giả đã nhận thức và kế thừa đƣợc những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực nói chung, quản lý ĐNCV nói riêng trong một tổ chức công, đồng thời tìm ra các khoảng trống còn cần phải tiếp tục nghiên cứu. Chƣơng 3 của luận văn, tác giả cũng đã sử dụng những số liệu thu

thập đƣợc trong giai đoạn nghiên cứu để phân tích thực trạng quản lý ĐNCV tại Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN. Ngoài ra, cũng trong chƣơng này, phƣơng pháp phân tích còn đƣợc sử dụng để phân tích những nhân tố mới, những đặc thù ảnh hƣởng tới công tác quản lý ĐNCV của Nhà trƣờng.

 Phƣơng pháp tổng hợp

Trong đề tài của mình sau khi có kết quả phân tích, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để liên kết các vấn đề, các nhân tố, các số liệu, tài liệu…, từ đó có đƣợc cái nhìn tổng thể về vấn đề đang nghiên cứu.

Ở chƣơng 1, phƣơng pháp tổng hợp thể hiện rõ nhất ở phần tổng quan tài liệu, công trình nghiên cứu. Thông qua việc tổng hợp những khía cạnh nghiên cứu, những thành công, hạn chế của các công trình đã nghiên cứu về vấn đề này tác giả đã kế thừa đƣợc những thành tựu của các công trình đi trƣớc, đồng thời tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu của mình.

Phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng nhiều nhất trong chƣơng 3, trên cơ sở nghiên cứu các báo cáo và phân tích số liệu, tác giả đã tổng hợp dữ liệu để nghiên cứu đánh giá khái quát về tình hình quản lý ĐNCV tại Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN trong hơn 3 năm qua, từ đó có đánh giá chính xác những mặt đạt đƣợc và những điểm còn hạn chế, trên cơ sở đó đƣa ra những kiến nghị sát thực về việc quản lý ĐNCV trong thời gian tới tại Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN trong chƣơng 4.

Ở chƣơng 4, tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đảm bảo các giải pháp đề xuất có tính thực tiễn, hiệu quả nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý ĐNCV tại Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN mang tính hệ thống, đồng bộ, có tính khả thi và đƣợc áp dụng trong thực tế.

2.2.3. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài, đã giúp tác giả thông qua việc tiếp cận khung lý thuyết đã lựa chọn trong chƣơng 1 sẽ có cái nhìn tổng thể về việc quản lý nguồn nhân lực, áp dụng vào mô hình quản lý CV của Nhà trƣờng, từ đó đánh giá đƣợc thực trạng quản lý ĐNCV của Nhà

trƣờng trong chƣơng 3, tìm ra những mặt ƣu điểm và mặt còn hạn chế trong mô hình quản lý hiện tại để đƣa ra những đề xuất, kiến nghị đối với Ban giám hiệu Nhà trƣờng nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc quản lý nguồn nhân lực nói chung và quản lý ĐNCV nói chung tại Trƣờng.

Ngoài ra, trong chƣơng 3 tác giả còn sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh tình hình quản lý ĐNCV ở hiện tại và trong quá quá khứ trong giai đoạn nghiên cứu; so sánh số liệu thực hiện so với kế hoạch đã đề ra; so sánh các số liệu giữa các đơn vị nội bộ trong Nhà trƣờng với nhau…để làm nổi bật những mặt đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế của công tác quản lý ĐNCV tại Trƣờng ĐHCN.

2.2.4. Phương pháp phân tích SWOT

Trong phần cuối của chƣơng 3, luận văn sử dụng phƣơng pháp SWOT để nhằm tìm ra đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đặt ra trong việc quản lý nguồn lực CV Trƣờng ĐHCN, ĐHQGHN. Thông qua các phân tích bằng mô hình này, tác giả phác hoạ bức tranh tổng thể về công tác quản lý nguồn lực hiện nay của trƣờng, từ đó làm cơ sở đƣa ra các giải pháp ở chƣơng 4 nhằm giúp Nhà trƣờng đạt đƣợc các mục tiêu trong việc quản lý ĐNCV tại Trƣờng.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CHUYÊN VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý đội ngũ chuyên viên Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)