3.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của MB
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức MB
Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2017
Theo sơ đồ, cơ cấu tổ chức của MB được xây dựng gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của MB. - Dưới đại hội đồng cổ đồng gồm có: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, các Ủy ban cao cấp, Văn phòng hội đồng quản trị, Khối Đầu tư, Ban Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc bao gồm:
+ 13 Ủy ban/ Khối/Văn Phòng trọng tâm:
o Ủy ban Quản lý tài sản Nợ - tài sản có (ALCO)
o Văn phòng CEO
o Khối Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
o Khối Tài chính Kế toán
o Khối Tổ chức Nhân sự
o Khối Mạng lưới và quản lý chất lượng
o Văn phòng Triển khai chiến lược (PMO)
o Ban Pháp chế
o Khối Hành chính
o Khối Công nghệ thông tin
o Khối Vận hành
o Khối Thẩm định và phê duyệt tín dụng
+ 06 khối kinh doanh: được tổ chức chuyên sâu theo từng phân khúc khách hàng và thị trường, bao gồm:
o Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ
o Khối khách hàng lớn
o Khối khách hàng vừa và nhỏ
o Khối KHCN bao gồm 06 Phòng/Trung Tâm: Giải pháp kinh doanh, Sản phẩm và trải nghiệm khách hàng, Kiều hối, Bancas, MBPrivate và Trung tâm thẻ.
o Ban khách hàng chiến lược
o Khối Ngân hàng số
+ Mạng lưới các chi nhánh/ phòng giao dịch, điểm giao dịch: là đơn vị trực tiếp cung cấp trọn gói các giải pháp và sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, theo từng địa bàn trên cơ sở chính sách và chiến lược của MB. Hiện MB có hệ thống 96 chi nhánh trong đó có 2 chi nhánh ở nước ngoài là Lào và Campuchia, 1 văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, 188 Phòng giao dịch.