Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 126 - 132)

Ngoài những giải pháp tại MB để phát triển dịch vụ dành cho KHCNCC thì cần thêm những giải pháp vĩ mô của chính phủ để hỗ trợ cho các Ngân hàng phát triển dịch vụ KHCNCC của mình.

Đầu tiên, chính phủ Việt Nam cần cải thiện hơn nữa hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng tài chính tại Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Cần phải có cơ sở pháp lý minh bạch, vững vàng để có thể giúp khách hàng cũng như ngân hàng yên tâm hơn khi phát triển dịch vụ KHCNCC, làm cơ sở để bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng như của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì thu nhập bình quân của người dân và số lượng những người giàu có sẽ tăng cao. Đây sẽ là cơ hội để các NHTM nói chung và MB nói riêng phát triển dịch vụ NHƯT đối với KHCCC. Vì vậy, ngoài sự hoàn thiện về pháp lý thì chính phủ cần có những giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng phát triển, Chính phủ cần các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

Với những tính năng và tiện ích mà dịch vụ đem lại, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại công nghệ số. Trong thời gian tới, theo đà phát triển của xã hội và theo nhu cầu của thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc lưu chuyển tiền tệ và trong thanh toán giá trị của nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, hệ thống thanh toán Việt Nam còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới; thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế vẫn còn lớn, nhất là trong khu vực dân cư; tỷ lệ tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán, tỷ lệ tiền mặt/GDP của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các nước. Các nguyên nhân cơ bản làm hạn chế hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đối với nền kinh tế Việt Nam đầu tiên là thói quen sử dụng tiền mặt và nhận thức của người dân. Thứ hai là hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán chưa hoàn thiện. Mặc dù, trong thời

gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn được đánh giá là chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thương mại điện tử. Thứ ba, Việt Nam vẫn là quốc gia có nền kinh tế phi chính thức phát triển với đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ. tội phạm trong lĩnh vực thanh toán gia tăng: Gian lận phát sinh chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc… Gần đây, ở nước ta xuất hiện tình trạng đáng lo ngại khi các nhóm tội phạm nước ngoài sử dụng công nghệ cao để ăn cắp từ các tài khoản cá nhân…

Để đẩy nhanh hơn nữa hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian tới, chính phủ cần thiết triển khai một số nội dung sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý và cơ chế

chính sách liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt để đáp ứng yêu cầu thực tế, nhất là cho các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử như tiền điện tử, thẻ ảo…

Thứ hai, cần có kế hoạch nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo hướng: Điều chỉnh mô hình xử lý bù trừ, chuyển sang mô hình xử lý tập trung tại trung tâm xử lý quốc gia; nâng cao năng lực, hiệu suất xử lý của hệ thống tại trung tâm xử lýq gia; Tiến tới bổ sung thêm chức năng thanh quyết toán ngoại tệ, xây dựng cấu phần hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng; mở rộng kết nối hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng với các hệ thống thanh toán khác; nghiên cứu, áp dụng chuẩn tin điện tử tài chính quốc tế ISO 20022…

Thứ ba, tiếp tục phát triển, kết hợp sắp xếp, hợp lý hóa mạng lưới ATM và

POS; phát triển mạnh dịch vụ thanh toán thẻ thông qua thiết bị kết nối với điện thoại di động; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chung đối với thẻ chip nội địa, tạo tiêu chuẩn chung cho thị trường thẻ Việt Nam nhằm thống nhất việc quản lý, định hướng kỹ thuật đối với hoạt động phát hành thẻ ngân hàng tại Việt Nam; nghiên cứu và xây dựng hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động phục vụ giao dịch bán lẻ phù hợp với xu hướng quốc tế.

KẾT LUẬN

Với những nghiên cứu của tác giả, luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” đã đạt được những kết quả sau:

Một là, luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về KHCNCC, dịch vụ KHCNCC của các NHTM và đưa ra một số luận điểm mới về định nghĩa KHCNCC, dịch vụ KHCNCC và các bước/các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ KHCNCC về lượng và chất.

Hai là, luận văn đã phân tích hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

của dịch vụ KHCNCC tại MB về cả lượng và chất trên cơ sở hệ thống dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Đồng thời, để đánh giá năng lực cạnh tranh của MBPrivate so với các NHTM khác, luận văn đã tiến hành khảo sát đánh giá cảm nhận, suy nghĩ và nhu cầu của KHCNCC tại MB. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

+ KHCNCC của MB sử dụng dịch vụ của từ 2-3 ngân hàng trở lên (không phải chỉ sử dụng duy nhất dịch vụ của 1 ngân hàng là MB)

+ Chất lượng dịch vụ là yếu tố quan tâm nhất không phải chính sách về giá (lãi suất, phí)

+ Tại cùng 1 thời điểm các KHCNCC có nhu cầu cùng 1 lúc về các dịch vụ: tiết kiệm, đầu tư, bảo vệ, giáo dục và các KHCNCC tại MB khá quan tâm đến dịch vụ tư vấn giáo dục, du học và định cư nước ngoài.

+ Chính sách ưu đãi dành cho KHCNCC tại MB hiện chưa thực sự hấp dẫn, KH lựa chọn MB vì uy tín thương hiệu là chính.

Đây là phát hiện mới của luận văn cho thấy thực trạng năng lực cạnh tranh của MBPrivate không hoàn toàn đúng so với đánh giá và nhận định qua số liệu ban đầu.

Ba là, luận văn đã chỉ ra các điểm mạnh, điểm hạn chế của MBPrivate, và tìm ra nguyên nhân của các hạn chế về năng lực cạnh tranh của MBPrivate.

Bốn là, đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ và phù hợp để nâng cao năng lực

- Xây dựng mô hình kinh doanh mới (phân tách rõ ràng hai phân khúc KHCN Private và KHCN VIP).

- Hợp tác đối tác chiến lược đồng thương hiệu Private banking để triển khai chuẩn dịch vụ Private banking trên thế giới;

- Khác biệt hóa sản phẩm tư vấn tài chính cá nhân;

- Tăng cường cạnh tranh qua chất lượng nhân sự và chất lượng dịch vụ; - Tăng cường công tác truyền thông, quảng bá sự khác biệt;

- Tận dụng lợi thế về đối tác và công nghệ số dẫn dắt thị trường để tăng tính bảo mật thông tin, giảm thiểu quá trình giao dịch, tối giản hóa các quy trình cung cấp dịch vụ cho KHCNCC đảm bảo an toàn và hiệu quả trong kinh doanh…

Mặc dù vậy, nghiên cứu còn một số hạn chế nhất định như: quy mô mẫu còn chưa lớn do việc tiếp cận các KHCNCC tương đối khó khăn; nghiên cứu nhận định từ khía cạnh khách hàng mà chưa so sánh với quan điểm từ chính các cán bộ quản lý khách hàng tại Chi nhánh hay nhận định từ một số NHTM khác đang triển khai dịch vụ KHCNCC; nghiên cứu mới tập trung đối với khách hàng sẵn có tại các ngân hàng mà chưa có khách hàng tiềm năng. Những hạn chế này cần được các nghiên cứu tiếp theo bổ sung và hoàn thiện.

Tác giả luận văn rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến, chỉnh sửa của quý thầy/cô giáo/các anh chị để nội dung bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Economist Intelligence Unit (EIU), , 2014, Báo cáo dự đoán sự phát triển của người giàu mới nổi khu vực Chấu Á. Tạp chí The Economist.

2. Hoàng Văn Hải, 2015. Quản trị chiến lược. Tái bản lần 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

3. Phạm Thị Ngọc Hoa, 2017. Quản lý dịch vụ khách hàng ưu tiên tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương chi nhánh Hà Tĩnh.

4. Cấn Văn Lực, 2015. Xu thế kênh phân phối của ngân hàng. Diễn đàn Ngân hàng Đông Nam Á

5. MB, 2014. Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2014.

6. MB, 2015. Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2015.

7. MB, 2016. Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2016.

8. MB, 2017, Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2017.

9. Hoàng Hồ Quang, 2014, Tìm hiểu về khách hàng thượng lưu của ngân hàng thương mại, Tạp chí Thị trường tài chính tiền t , số 20, tr34-36

10. Quốc hội, 1997, Luật Các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 1997, Hà Nội.

11. Quốc hội, 2010, Luật Các tổ chức tín dụng, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2010, Hà Nội.

12. Nguyễn Trí Thức, 2016. Phát triển dịch vụ KHCNCC tại Ngân hàng TMCP Tien Phong Bank

13. Nguyễn Thị Thu Trang, 2013. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng ưu tiên tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Vi t Nam.

14. Nguyễn Thị Thúy Vân, 2013. Giải pháp phát triển dịch vụ khách hàng cao cấp tại Ngân hàng Vi t Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Sài Gòn, Phòng Giao dịch Phú Lâm.

II. Tiếng anh

15. Atif Saeed Chaudry, Saad Azmat, Maryam Sohail, 2018, State contingent

16. Boris F.J Collardi, 2012. Private banking - Building a culture of excellence,

John Wiley&Sons Singapore Pte.Ltd

17. David Maude, 2006, Global Private Banking and Wealth Management

18. Dimitris N.Chorafas, 2006. Wealth Management, Private Banking,

Investment Decisions and Structured Financial Products, 1 edition, Butterworth-

Heinemann

19. Ji Cao, Marcel Fischli, Marc Oliver Rieger, 2016, Should your bank invest

for you? Evidence from private banking accounts, Journal of Behavioral and

Experimental Finance.

20. Manju Jayakumar, 2017, Banking competition, Banking stability, and

Economic growth: Are Feedback Effects at work?, Journey of Economics and

Business.

21. Patrick Imam, 2016, Islamic Banking: Good for Growth?, Economic Modelling.

22. Phillip Kotler (2003), Marketing management, Preticen hall.

23. Shelagh Hefferman, 2005. Modern Banking, John Wiley&Sons Singapore Pte.Ltd

24. Thomas Grjebine, 2013, Does Modern banking lead to money privatization?,

International Economics.

25. Shopie Maire, 2010, International post-merger integration: Lesson from an integration project in private banking sector, International Journal of Project Management. III. Các websites 26. http://cafebiz.vn/3-diem-cong-cua-dich-vu-ngan-hang-uu-tien-cho-khach- vip-tai-acb-20170518155605004.chn 27. http://bordier.sg/singapore-news/weekly-wrap-july-10-banks-bonds/ 28. http://bordier.sg/singapore-news/border-cie-wins-singapore-business-review- international-business-awards-2017/ 29. http://bordier.sg/singapore-news/bordier-cie-crowned-best-private-bank- client-service-wealthbriefingasia-awards-2017/

30. http://www.straitstimes.com/opinion/asias-banks-see-rich-pickings-in- private-wealth-assets 31. http://www.chienluoccongty.com/nang-cao-nang-luc-canh-tranh 32. http://cafef.vn/cac-ngan-hang-nuoc-ngoai-dang-lam-an-the-nao-tai-viet-nam- 20161102112633383.chn 33. http://mbal.com.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 126 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)