Tận dụng lợi thế về đối tác và công nghệ số để dẫn dắt thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 120 - 123)

Với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0, lợi thế công nghệ sẽ là cơ sở để tạo sự khác biệt về thị trường. Các đề xuất liên quan đến phát triển mạng lưới giao dịch theo mô hình mới hay ứng dụng trí tuệ thông minh nhân tạo AI, thẻ điện tử với công nghệ NFC,... đều là những đề xuất liên quan đến công nghệ mà nếu muốn thực hiện, MB cần có sự nghiên cứu và đầu tư về công nghệ lẫn cơ sở dữ liệu hạ tầng. Ngoài những đề xuất đã nêu trên, MB nên nghiên cứu phát triển ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data). Sự đa dạng với dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau đặc thù của hoạt động ngân hàng tạo ra một nguồn dữ liệu khổng lồ từ những dữ liệu có cấu trúc như lịch sử giao dịch, hồ sơ khách hàng tới những dữ liệu phi cấu trúc như hoạt động của khách hàng trên web, ứng dụng mobile,… ứng dụng Big Data để khai thác các dữ liệu này sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh và những hiệu quả to lớn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng Big Data phân tích, phân loại sự hài lòng và hành vi khách hàng; phân tích phát hiện và cảnh báo, ngăn chặn các hành vi rủi ro, giả mạo; tối ưu hóa hoạt động xử lý dữ liệu trong quá trình vận hành phân tích và hỗ trợ ra quyết định. Tiếp cận, nghiên cứu và khai thác về Big Data sẽ mang đến nhiều lợi ích cho ngân hàng trong kinh doanh như: Tiết giảm chi phí; tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm; đồng thời hỗ trợ ban lãnh đạo, cán bộ ngân hàng đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn; tiết kiệm thời gian xử lý thông tin của khách hàng và phòng chống rủi ro gian lận…Ví dụ như khi cần thực hiện tiếp cận hoặc tư vấn cho KHCNCC, RM VIP có thể thông qua máy tính bảng được trang bị hoặc Smart Phone để nhận các dữ liệu về phân tích các thông tin, hành vi, lịch sử giao dịch của khách hàng,... để có thể mời KHCNCC sử dụng dịch vụ tại MB hoặc đưa ra những tư vấn tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, để triển khai Big

Data trước hết cần phải chú trọng củng cố và xây dựng nền tảng hạ tầng về dữ liệu và xây dựng chính sách quản lý dữ liệu khoa học và hiệu quả.

Đối với KHCNCC thì việc bảo mật thông tin khách hàng và bảo vệ tài sản của khách hàng trước những gian lận, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao là rất quan trọng. Với tốc độ phát triển công nghệ như hiện tại, ngoài việc ứng dụng những công nghệ mới vào lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng thì MB cần đặc biệt lưu tâm tới vấn đề gia tăng mức độ bảo mật thông tin, đảm bảo sự an toàn cho hệ thống dữ liệu ngân hàng hay ngăn ngừa các hành vi gian lận công nghệ cao.

Ngoài việc đầu tư vào lĩnh vực các kênh phân phối điện tử và mạng xã hội, MB có thể mở rộng các điểm giao dịch theo 2 mô hình ngân hàng hiện đại sau:

- Mô hình Tablet Banking là mô hình đã được CitiBank áp dụng. Theo đó, khách hàng sẽ tự thực hiện các giao dịch ngân hàng trên máy tính bảng dưới sự hướng dẫn của cán bộ ngân hàng.

- Mô hình LiveBank của TPBank. Đây là mô hình giao dịch ngân hàng tự động thế hệ mới, mới được số ít ngân hàng lớn trên thế giới thử nghiệm tại một số nước phát triển như Singapore từ cuối năm 2016 và đã được ngân hàng TPBank ứng dụng tại Việt Nam. Với LiveBank, khách hàng sẽ được phục vụ kịp thời các nhu cầu giao dịch với ngân hàng một cách tiện lợi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, trong tuần mà không phụ thuộc vào giờ làm việc hành chính như các điểm giao dịch ngân hàng thông thường.Nhờ ứng dụng các công nghệ mới và hiện đại, thời gian thực hiện giao dịch tại LiveBank tiết kiệm hơn đến 40% so với giao dịch truyền thống. Mô hình LiveBank với không gian giao dịch rộng rãi, an toàn, hiện đại có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng cơ bản như mở tài khoản, mở thẻ, nộp rút tiền, chuyển khoản, truy vấn tài khoản, đăng kí các dịch vụ NHĐT, gửi tiết kiệm,... Khi khách hàng sử dụng LiveBank của TPBank, khách hàng sẽ nhận được sự hướng dẫn của nhân viên ngân hàng qua màn hình video call sử dụng các dịch vụ mà mình muốn dùng. Sau khi khách hàng chọn giao dịch muốn thực hiện trên màn hình, giao dịch viên của ngân hàng sẽ kết nối trực tiếp với khách hàng qua video call, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng các bước thao tác để hoàn thành giao dịch.

Điều này giúp khách hàng có cảm giác an tâm như đang thực hiện giao dịch tại quầy. Nếu khách hàng đã quen thuộc với LiveBank thì hoàn toàn có thể tự thực hiện các giao dịch dễ dàng mà không cần hỗ trợ của giao dịch viên từ xa. Tại LiveBank, khách hàng mở tài khoản chỉ cần lấy dấu vân tay với công nghệ sinh trắc học (Biometrics) giúp tăng cường tính bảo mật; các quy trình vận hành hoàn toàn tự động cùng công nghệ OCR tự động chuyển hình ảnh từ các bản scan thành chữ trên các đơn đăng ký giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hơn hẳn giao dịch tại quầy…

Việc sử dụng các kênh phân phối mới với công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí rất nhiều so với mô hình chi nhánh truyền thống, rút gọn được thời gian giao dịch và đáp ứng nhu cầu mọi lúc, mọi nơi của khách hàng.Đối với việc sử dụng các giao dịch ngân hàng không qua kênh truyền thống, để đảm bảo tính an toàn cho khách hàng, MB nên áp dụng các công nghệ bảo mật mới ngoài công nghệ bảo mật bằng vân tay như quét võng mạc, mống mắt, nhận diện gương mặt hay giọng nói để các khách hàng, đặc biệt là KHCNCC có thể yên tâm thực hiện giao dịch. Khách hàng chỉ tìm đến các chi nhánh khi cần những tư vấn chuyên sâu từ RM VIP của ngân hàng. Như vậy, một RM VIP có thể quản lý được nhiều khách hàng hơn so với trước, giúp tăng năng suất lao động của lực lượng bán hàng.

Tận dụng hợp tác đối tác chiến lược đồng thương hiệu về dịch vụ Private Banking nên học hỏi kinh nghiệm về CNTT và các ứng dụng của các phầm mềm để tích hợp vào quy trình cung ứng sản phẩm dịch vụ tại MB. Đồng thời hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ hiện đại tiệm cận các chuẩn mực quốc tế là một nhân tố tất yếu để MB phục vụ tốt nhất các nhu cầu của khách hàng cũng như hiện thực hóa mục tiêu nằm trong TOP 3 hệ thống Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, Top 5 các NHTM với định vị là Ngân hàng thuận tiện cho khách hàng. Các giải pháp về CNTT MB nên tham vấn ý kiến/ triển khai cùng đối tác chiến lược trong thời gian tới:

- Hoàn thành đầu tư giải pháp an ninh bảo mật đảm bảo hoạt động giao dịch của khách hàng và an toàn thông tin cho các hệ thống CNTT của MB.

- Hoàn thành đầu tư nâng cấp máy chủ và tủ đĩa nhằm tăng năng lực hoạt động cho các hệ thống lõi của Ngân hàng (CoreBanking, Thẻ và Mobile Banking) đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về kinh doanh của Ngân hàng.

- Áp dụng cách thức quản trị và mô hình nhanh nhạy (Agility): là cơ sở rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm có tính năng đột phá nhờ phối hợp tốt hơn giữa hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ với công nghệ thông tin.

- Cải tiến hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quản trị của Ngân hàng: + Dự án mô hình đo lường rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel2

+ Dự án chấm điểm và xếp hạng khách hàng CRA + Dự án quản lý thu hồi nợ (Debt Collection) + Dự án đáp ứng tiêu chuẩn PCIDSS

+ Dự án văn phòng số (M-Office)

+ Các Dự án phục vụ công tác chỉ đạo và điều hành công việc: Dự án BPM (Business Process Management); Dự án DataWare house (Dự án kho dữ liệu); Dự án định giá tài sản đảm bảo... để giảm thiểu thời gian giao dịch của KHCNCC và tối giản hóa các hồ sơ KHCNCC cung cấp, quản trị và bảo mật thông tin KH được đặt lên hàng đầu.

+ Các dự án phục vụ công tác quản lý công ty con và quản lý quy trình bán chéo sản phẩm: Dự án báo cáo Tài chính tập đoàn tự động; Dư án triển khai tích hợp với core của các công ty con phục vụ công tác bán chéo sản phẩm trong MB Group (Bảo hiểm, tài chính, chứng khoán,….)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ Khách hàng cá nhân cao cấp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 120 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)