Cáctiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng xuân mai (Trang 38 - 40)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lực tại Doanh nghiệp

1.2.4. Cáctiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá công tác quản lý nhân lực nhưng trong luận văn này tác giả chỉ xin giới thiệu một số chỉ tiêu như sau:

* Đánh giá các hoạt động

Một là, tuyển dụng nguồn nhân lực thông qua các tiêu chí sau:

- Số lượng, cơ cấu của lao động mới được tuyển theo nguồn tuyển dụng khác nhau, loại lao động nào dễ hoặc khó tuyển;

- Hình thức, tiêu chuẩn, trình độ thực hiện;

- Chi phí tuyển dụng/lao động mới nói chung và theo các nguồn tuyển khác nhau; Tổng số tuyển mới/tổng số nhân viên; tại sao lao động nghỉ việc;

Hai là, bố trí sử dụng nguồn nhân lực theo các tiêu chí:

- Cách thức phân công bố trí và sử dụng lao động một cách hiệu quả;

- Phân tích những ảnh hưởng của việc bố trí và sử dụng lao động đến hoạt động của Doanh Nghiệp.

Ba là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu:

- Số lượng người tham gia khóa đào đạo; Cơ cấu và số lượng của các khóa đào tạo; Hình thức và nội dung của chương trình đào tạo; Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng;

- Đánh giá kết quả của các khóa đào tạo.

Bốn là, Chính sách tiền lương, thưởng, đãi ngộ:

- Cách thức xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, phụ cấp, phúc lợi được áp dụng trong Doanh nghiệp;

- Phương pháp đánh giá và khen thưởng nhân viên; Đánh giá ảnh hưởng của Chính sách tiền lương, thưởng, đãi ngộ đến việc kích thích lao động nâng cao trình độ chuyên môn, năng suất lao động, hiệu quả công việc.

* Đánh giá năng lực đội ngũ lao động trong Doanh nghiệp

Một là, lợi ích kinh tế trong sử dụng nguồn nhân lực, thông qua các chỉ tiêu: - Doanh số/ nhân viên: xác định mức độ đóng góp trong bình của một nhân viên cho doanh số của một doanh nghiệp;

- Lợi nhuận/ nhân viên: xác định lợi nhuận trung bình của một nhân viên mang lại cho doanh nghiệp;

- Lợi nhuận/ chi phí tiền lương: xác định tỷ suất lợi nhuận trung bình tạo ra trên một đồng chi phí tiền lương cho người lao động;

- Giá trị gia tăng (doanh số trừ đi tổng chi phí vật chất)/ tổng chi phí về nguồn nhân lực (lương, thưởng, đào tạo, phúc lợi,v.v…): xác định tỷ suất giá trị gia tăng của doanh nghiệp được tạo ra từ 1 đồng chi phí liên quan đến yếu tố con người.

Hai là, mức độ chuyên nghiệp, trách nhiệm trong công việc

Trình độ, năng lực của người lao động không chỉ biểu hiện ở bằng cấp, mà quan trọng hơn là sự thể hiện tính chất chuyên nghiệp, thái độ trong thực hiện công việc được giao. Mức độ chuyên nghiệp trong công việc phản ánh sự nỗ lực của người lao động theo yêu cầu của nhà quản lý, do vậy, mức độ thành thạo và chuyên nghiệp trong công việc biểu hiện chất lượng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp.

Đây cũng là yêu cầu của doanh nghiệp hiện đại, cho ph p tạo ra văn hóa hoạt động trong doanh nghiệp và cho năng suất lao động cao.

Để đo lường mức độ chuyên nghiệp của người lao động, người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:

Am hiểu công việc: Khi đảm nhận công việc nào đó một nhân viên chuyên nghiệp sẽ luôn tìm hiểu kỹ các thông tin về công việc đó, đảm bảo bản thân có kiến thức chuyên môn và thành thạo để thực hiện công việc hiệu quả;

Ý thức kỷ luật: Nhân viên chuyên nghiệp là người luôn tuân thủ kỷ luật của công ty, tổ chức ở mức cao nhất. Họ luôn tập trung cao độ khi làm việc, không sử dụng thời gian làm việc để thực hiện những công việc cá nhân. “Không đúng giờ”, “trễ hẹn” là những từ không tồn tại trong từ điển của họ;

Luôn có thái độ tích cực: Nhân viên chuyên nghiệp luôn có thái độ tích cực với công việc, ngay cả khi họ được giao những nhiệm vụ “khó nuốt”, họ sẽ xem đó như là những thách thức trong công việc và đón nhận với tinh thần lạc quan, cố gắng tìm cách thực thi nhiệm vụ một cách tốt nhất;

Cởi mở trong giao tiếp: Nhân viên chuyên nghiệp không ngại chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng của mình với đồng nghiệp. Họ cũng không ngại tranh luận với cấp trên để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công việc. Trong mắt mọi người họ luôn là người trung thực, chính trực và đáng tin cậy;

Tuân thủ nghiêm ngặt: Nhân viên chuyên nghiệp không ngại đưa ra ý kiến phản biện đối với yêu cầu của cấp trên, tuy nhiên họ cũng là người biết tuân thủ nghiêm ngặt ý kiến của người quản lý. Họ sẽ bảo vệ đến cùng ý kiến cá nhân nhưng sẽ toàn tâm toàn ý.

Ba là, thái độ và sự hài lòng, thỏa mãn của nhân viên.

Chỉ tiêu này thể hiện thông qua tỷ lệ thuyên chuyển, nghỉ việc và mức độ nhận định của nhân viên về mức độ hài lòng của họ đối với doanh nghiệp, công việc, môi trường làm việc, cơ hội đào tạo bồi dưỡng, thăng tiến, lương thưởng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng xuân mai (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)