Giải pháp cho quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán immanuel thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 63 - 100)

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU

5.3.2Giải pháp cho quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp

5.3.2Giải pháp cho quy trình kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

dịch vụ

 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

- Chú trọng thu thập thông tin cơ sở về khách hàng: Cần có những quy định chặt chẽ trong việc thu thập thông tin về khách hàng, yêu cầu KTV phải thực hiện đầy đủ. Có thể thu thập thông tin về khách hàng từ các bên hữu quan nhằm tăng tính khách quan trong đánh giá KH.

- Về đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soát: Đây là cơ sở quan trọng để xác định phương hướng, thười gian, phạm vi tiến hành kiểm toán, thiết kế các thủ tục kiểm toán cần áp dụng… đối với KH truyền thống, trước khi thực hiện kiểm toán, KTV nên thu thập và đánh giá thông tin. Hạn chế sử dụng kết quả đánh giá từ cuộc kiểm toán năm trước. Ngoài việc áp dụng bảng câu hỏi chung đối với tất cả các KH, Công ty nên xây dựng bảng câu hỏi cho từng khách hàng phù hợp với loại hình kinh doanh của khách hàng để có thể đánh giá một cách xác về mức độ hiệu quả của hệ thống kiểm soát.

 Giai đoạn thực hiện kiểm toán: - Chọn mẫu:

Việc chọn mẫu kiểm toán ở Immanuel chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV. Do vậy trong một số trường hợp, nhiều khi mẫu được chọn không mang tính tổng thể. Để khắc phục được nhược điểm này, KTV nên lựa chọn phương pháp chọn mẫu kiểm toán là chọn mẫu theo hệ thống: là cách chọn mà các phần tử được chọn có khoảng cách đều nhau trong hệ thống.

Cụ thể: Giả sử: k là khoảng cách của mẫu N là kích thước của tổng thể

n là kích thước mẫu chọn. Khi đó, k được sử dụng: k=N/n

Sau đó, KTV chọn m1 là mẫu bắt đầu thì mẫu chọn tiếp theo sẽ là mi = m1 + k cứ thế chọn cho đến khi đủ cỡ mẫu cần chọn

Phương pháp chọn mẫu theo hệ thống có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng, dễ thực hiện. KTV có thể kết hợp sử dụng nhiều điểm xuất phát để nâng cao hiệu quả của phương pháp này.

- Thực hiện thử nghiệm kiểm soát:

Sau khi đã thu thập được những thông tin ban đầu về hệ thống KSNB của đơn vị, KTV cần thực hiện các thủ tục cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB đó. KTV tiến hành kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ DT BH&CCDV, kiểm tra việc hạch toán và ghi nhận DT BH&CCDV, đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ vận chuyển, hóa đơn bán hàng, đối chiếu với sổ chi tiết có liên quan. Thông qua việc kiểm tra mẫu đó để đánh giá việc tuân thủ các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng – thu tiền.

KTV có thể sử dụng các phương pháp sau để kiểm tra hệ thống KSNB của DN, đó là:

 Điều tra: Bao gồm quan sát thực địa và xác minh thực tế kể cả chữ kí trên các chứng từ, báo cáo kế toán. Quan sát thực địa là biện pháp chứng kiến trực tiếp của người kiểm tra trên hiện trường.

 Phỏng vấn: KTV đưa ra các câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ bán hàng – thu tiền và thu thập các câu trả lời từ các nhân viên của khách thể kiểm toán, để tìm hiểu về các nhân viên và xác nhận họ có thực hiện các thủ tục kiểm soát đã xây dựng hay không. KTV và các trợ lý kiểm toán cần có thái độ hoài nghi nghề nghiệp với các câu trả lời thu thập được, nếu câu trả lời không phù hợp hoặc người được phỏng vấn hiểu nhầm về vấn đề được phỏng vấn thì KTV cần tiếp tục đặt câu hỏi bổ sung.

 Thực hiện lại: KTV hoặc các trợ lí kiểm toán có thể thực hiện lại hoạt động liên quan đến nghiệp vụ bán hàng – thu tiền của một nhân viên để xác nhận mức độ thực hiện trách nhiệm của họ với công việc. Phương pháp này là sự kết hợp giữa tính toán, so sánh, phỏng vấn, do vậy sẽ tốn kém về chi phí và thời gian kiểm toán.

 Kiểm tra từ đầu đến cuối: KTV sẽ kết hợp giữa kỹ thuật phỏng vấn, điều tra và quan sát theo trật tự diễn biến chi tiết từng nghiệp vụ phát sinh DT BH&CCDV được ghi lại trong sổ cái. Phương pháp này rất tốn thời gian nên KTV chỉ nên thực hiện với các nghiệp vụ phát sinh lớn và bất thường.

 Kiểm tra ngược lại: KTV và trợ lý kiểm toán sẽ kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến DT BH&CCDV từ sổ cái đến thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Để đánh giá chính xác về hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB, thu thập được bằng chứng đầy đủ và tin cậy về DT BH&CCDV, khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật trên, KTV cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

 Một là: Phải thực hiện đồng bộ các biện pháp. Tùy thuộc vào mục tiêu kiểm toán DT BH&CCDV cụ thể mà KTV thực hiện các thủ tục kiểm tra tương ứng.

 Hai là: Việc lựa chọn những biện pháp kỹ thuật kiểm tra chủ đạo phải thích ứng với loại hình hoạt động cần kiểm tra. Ví dụ, tại những đơn vị mà thủ tục kiểm soát đối với DT BH&CCDV được thực hiện qua phân chia nhiệm vụ, mỗi nhân viên đảm nhận một nhiệm vụ khác nhau. Tức là việc thực hiện lại các thủ tục từ nguồn thứ hai và bằng hình thức đối chiếu thì KTV nên áp dụng kỹ thuật “Thực hiện lại” hoặc “Kiểm tra lại từ đầu đến cuối”.

 Ba là: KTV cần đảm bảo tính kế thừa và phát triển các biện pháp kỹ thuật kiểm tra hệ thống KSNB. Tức là KTV xem xét lại các bằng chứng về DT BH&CCDV thu thập được từ các năm trước, các thủ tục kiểm soát đối với DT BH&CCDV nếu đã được KTV đánh giá là tốt, rủi ro kiểm soát là vừa hoặc thấp thì tính ổn định của hệ thống KSNB này sẽ vẫn được duy trì trong suốt quá trình tồn tại của đơn vị. Khi đó, KTV sẽ tập trung vào kiểm tra hệ thống quản lý của DN.

- Áp dụng nhiều hơn các thủ tục phân tích:

 Áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán:

Thủ tục phân tích được áp dụng trong giai đoạn này chủ yếu là thủ tục phân tích sơ bộ, cần tiến hành qua 3 bước:

 Thu thập thông tin: Thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính, KTV cần đặt trong mối quan hệ với điều kiện và đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. KTV cần chú ý tới tính độc lập và tin cậy của thông tin mà mình thu thập được.

 So sánh kết quả: KTV có nhiệm vụ phân tích các các số liệu, các tỷ suất quan trọng liên quan tới khoản mục doanh thu của DN qua đó biết được xu hướng biến động, tính hình doanh thu của năm nay so với năm trước, những thay đổi bất hợp lý với điều kiện và tình hình thực tế của đơn vị. KTV nên tiến hành so sánh:

+ So sánh doanh thu giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị.

+ So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị khác trong cùng ngành có quy mô hoạt động, định mức cùng ngành.

+ So sánh khả năng sinh lời năm nay so với năm trước đó.

 Phân tích kết quả so sánh: KTV nên tập hợp trên một giấy tờ làm việc để tạo thuận lợi cho việc rà soát số liệu, đối chiếu số liệu, tổng hợp ý kiến của KTV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 5.1: So sánh với chỉ tiêu ngành Chỉ Chỉ

tiêu

Năm nay Năm trước CL

Đơn vị Ngành CL Đơn vị Ngành CL

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(6)-(5) (8)=(6)-

(3)

 Áp đụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

KTV cần coi thủ tục phân tích là một thủ tục trọng yếu nhằm nhanh chóng xác định các biến động bất thường, giảm tối thiểu kiểm tra chi tiết, tiết kiệm chi phí thời gian và sức lực mà vẫn đạt được hiệu quả kiểm toán đề ra. Hiện tại công ty mới chỉ chú trọng tiến hành một vài tỷ suất tài chính, so sánh giữa các quý, các tháng về khoản mục doanh thu mà chưa so sánh với một số đơn vị khác trong cùng ngành, chưa thật sự đào sâu phân tích đề thấy rõ hơn hiệu quả và năng lực hoạt động của công ty KH. Công ty nên tiến hành phân tích các tỷ suất sâu hơn để thấy được những điểm bất hợp lý ở khoản mục này.

Bảng 5.2: Đánh giá thêm các tỷ suất

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm N+1 Năm N CL

Thời gian thu hồi nợ bình quân

Số vòng quay Hàng tồn kho bình quân Thời gian Hàng tồn kho bình quân Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch sản xuất theo mặt hàng Ngày Lần Ngày % %

Đồng thời KTV nên đẩy mạnh hơn việc so sánh giữa thực tế với kế hoạch trong kỳ của KH để xem hiệu lực của việc đề ra kế hoạch doanh thu của KH

Bảng 5.3: So sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch Số liệu Số liệu thực tế Số kế hoạch Chênh lệch Nguyên nhân CL Ghi chú sai phạm Tương đối Tuyệt đối

Ngoài sử dụng phương pháp so sánh như công ty hiện đang áp dụng, có thể sử dụng thêm phương pháp loại trừ (hay còn gọi là phương pháp thay thế liên hoàn) để phân tích

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên doanh thu bán hàng bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của các chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của doanh thu bán hàng vừa tính được với trị số của doanh thu bán hàng khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.

Sau đây là nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích doanh thu bán hàng:

 Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng và thể hiện mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng bằng một công thức nhất định.

 Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý.  Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất thay thế sau.

 Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau.  Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau.

 Lưu ý về ý nghĩa kinh kế khi thay thế.

 Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại.

Chúng ta có thể minh họa phép thay thế liên hoàn bằng ví dụ sau: Phân tích sự ảnh hưởng của lượng hàng hoá và đơn giá bán đến doanh thu bán hàng.

Doanh thu bán hàng = số lượng hàng bán x đơn giá bán hay M = q x p. Trong đó: M: là doanh thu bán hàng.

q: là số lượng bán hàng p: là đơn giá bán

Khi lượng hàng hoá thay đổi, giá bán hàng hoá thay đổi hoặc cả hai nhân tố đều thay đổi sẽ làm cho doanh thu cũng thay đổi. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tác động tới doanh thu là không giống nhau.

 Ảnh hưởng của lượng hàng hoá đến doanh thu: Lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu khi lượng hàng hoá bán ra tăng thi doanh số tăng và ngược lại lượng hàng hoá bán ra thị trường là do doanh nghiệp quyết định. Doanh thu có thể kiểm soát được vì vậy khi đánh giá về chỉ tiêu doanh thu nên chú trọng đến lượng hàng hoá bán ra thích hợp trong kỳ.

 Ảnh hưởng của đơn giá bán đến doanh thu: Đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu khi giá bán tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên sự thay đổi của giá được coi là nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Nhân tố giá chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: Giá trị của hàng hoá, cung cầu hàng hoá trên thị trường, các chính sách của Nhà nước như chính sách tài khoản, chính sách tiền tệ... Ngoài ra, giá cả còn chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố cạnh tranh. Biểu hiện của sự cạnh tranh thông qua kiểu dáng chất lượng, mẫu mã... giá cả là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu nhất.

Có đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu sẽ giúp KTV có được cái nhìn toàn vẹn hơn về hoạt động SXKD của KH và đánh giá được tình hình tài chính cũng như khả năng hoạt động liên tục của KH một cách chính xác hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chú trọng thủ tục gửi thư xác nhận:

Đây là thủ tục quan trọng và khách quan nhất để đánh giá tính hiện hữu của các nghiệp vụ hoặc sự kiện phát sinh. Công ty nên quy định rõ ràng về các trường hợp bắt buộc gửi thư xác nhận.

 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

- Quy định về việc rà soát lại hồ sơ kiểm toán:

Bằng cách tăng cường soát xét với tất cả các khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên không nên cố định các chỉ tiêu cần soát xét lại 100%, vì tùy thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng, mà mỗi khoản mục BCTC có mức trọng yếu khách nhau. Khi tiến hành soát xét, cần dựa vào đặc điểm của từng KH, để lựa chọn nên thực hiện soát xét 100% đối với giấy tờ làm việc của khoản mục nào.

- Tăng cường kiểm tra các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán:

KTV kết hợp áp dụng nhiều thủ tục kiểm toán như sau: phỏng vấn, phân tích, đối chiếu… nhằm phát hiện các khoản DT BH&CCDV chưa thực hiện được kết chuyển trong kỳ, cũng như các khoản DTBH&CCDV đã được đơn vị ghi nhận sai kỳ kế toán sau khi đã lập BCTC. Công việc này giúp KTV kiểm tra tính đúng kỳ và tính hiện hữu của khoản mục DT BH&CCDV của KH.

- Thực hiện các bút toán điều chỉnh

Đối với khoản thuế GTGT đầu ra hạch toán sai thuế suất, tuy sai lệch không lớn nhưng kiểm toán viên vẫn phải tiến hành điều chỉnh từ thuế suất theo quy định của Bộ tài chính.

Ngoài ra, Immanuel nên tăng cường bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ KTV trong lĩnh vực kiểm toán Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về thuế, tài chính đầu tư,.. cũng như chế độ kế toán, kiểm toán có liên quan nhằm cung cấp những thông tin về môi trường pháp lý của DN cho KTV. Đây là giải pháp mang tính vĩ mô lâu dài cho sự phát triển của công ty sau này.

Trên đây là một vài kiến nghị của em với mong muốn những kiến nghị trên đây có thể giúp quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu nói riêng và quy trình kiểm toán nói chung của Immanuel hoàn thiện hơn sau đợt thực tập này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG V

Thành công của bất kỳ cuộc kiểm toán nào không chỉ phụ thuộc vào yếu tố con người, mà còn thể hiện qua quy trình kiểm toán. Một quy trình kiểm toán được căn cứ vào kinh nghiệm của KTV và sự hiểu biết về tình hình hoạt động của khách hàng, mỗi thủ tục kiểm toán sẽ có những ưu, nhược điểm tồn tại song song. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, và mang lại lợi ích cho công ty, thì công ty cũng cần phát huy những mặt tích cực, và hạn chế mặt tiêu cực. Những giải pháp nêu trên nhằm mục đích giúp công ty hoàn thiện hơn trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong công việc kiểm toán nói riêng để công ty có thể cung cấp được các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

KẾT LUẬN

Kiểm toán đã không còn xa lạ khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới. Nhu cầu thông tin tài chính được thể hiện minh bạch và công khai của các nhà đầu tư ngày càng cao. Đồng thời cũng tạo nên cơ hội và thách thức đối với các công ty kiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán immanuel thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 63 - 100)