Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán immanuel thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 44 - 45)

4.1.5.1 Xác lập mức trọng yếu

Mức trọng yếu là số tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin, nghĩa là nếu sai lệch vượt khỏi số tiền đó sẽ làm người đọc hiểu sai về thông tin.

Ở Imanuel đã chọn cách sử dụng phối hợp các chỉ tiêu tài sản, doanh thu, lợi nhuận để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC dựa vào tỷ lệ theo hướng dẫn của VACPA.

Bảng 4.1 Tỷ lệ sử dụng tính mức trọng yếu theo hướng dẫn của VACPA

Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng

Tài sản 2%

Doanh thu 0.5%-3%

Lợi nhuận trước thuế 5%-10%

KTV thực hiện thủ tục này trên giấy tờ làm việc WP-A710

4.1.5.2 Đánh giá rủi ro

Để đưa ra những ý kiến chính xác về rủi ro kiểm toán , KTV sẽ đánh giá thông qua rủi ro kiểm soát, rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện .

- Rủi ro tiềm tàng của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Do Sungwoo Vina là khách hàng cũ đã được kiểm toán vào năm trước, các thông tin khách hàng cũng như tài liệu kiểm toán được lưu trong hồ sơ chung và mặt hàng công ty sản xuất chủ yếu là nhãn in lên bao bì, mặt hàng ít xảy ra gian lận và Immanuel bỏ qua bước phân tích sơ bộ BCTC nên rủi ro tiềm tàng của khoản mục doanh thu được đánh giá là trung bình.

- Rủi ro kiểm soát: Thông qua việc tìm hiểu sơ bộ hệ thống KSNB đối với khoản mục doanh thu, KTV nhận thấy hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng tương đối chặt chẽ,vì vậy rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp.

- Rủi ro phát hiện sẽ được đánh giá sau khi KTV đánh giá rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng. Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá càng cao thì mức rủi ro phát hiện càng thấp , khi đó số lượng bằng chứng cần kiểm toán viên thu thập sẽ càng ít đi. Ngược lại, nếu rủi ro phát hiện cao thì KTV cần phải thu thập nhiều bằng chứng hơn. Ở đây, với việc đánh giá mức rủi ro tiềm tàng ở mức trung bình và rủi ro kiểm soát ở mức thấp. Vì vậy, rủi ro phát hiện đối với khoản mục doanh thu được đánh giá là cao nên số lượng bằng chứng cần thu thập sẽ giảm xuống.

Bảng 4.2 Một số rủi ro phát hiện khi KTV kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Mô tả rủi ro Cơ sở dẫn liệu Thủ tục kiểm toán cần thực hiện

Doanh thu không có thật hoặc sai lệch gía trị

Tính hiện hữu, tính chính xác.

Kiểm kê hàng tồn kho và thư xác nhận công nợ.

Đối chiếu hợp đồng, phiếu giao hàng, hóa đơn.

Doanh thu ghi nhận không đúng kỳ

Tính đầy đủ và phát sinh Kiểm tra cut off để đảm bảo ghi nhận đúng kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán immanuel thực trạng và giải pháp hoàn thiện​ (Trang 44 - 45)