Đặc điểm của các danh mục momentum

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ HIỆU ỨNG MOMENTUM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM2252_011009 (Trang 57 - 60)

Beta Size Value

Mom1 Loser -0,0685 0,6903 27,0709 1,2763 P2 -0,0231 0,7089 27,3528 1,1532 P3 -0,0019 0,6776 27,3830 1,0825 P4 0,0207 0,6853 27,3944 1,0618 Winner 0,0761 0,6746 27,2317 1,0983 Mom4 Loser -0,1353 0,7118 27,1017 1,3415 P2 -0,0472 0,7001 27,2891 1,1872 P3 -0,0038 0,6702 27,3121 1,1084 P4 0,0416 0,6726 27,3574 1,0541 Winner 0,1495 0,6831 27,3316 1,0204 Mom13 Loser -0,2491 0,7330 27,0840 1,4588 P2 -0,0892 0,6952 27,2582 1,2303 P3 -0,0085 0,6609 27,2529 1,1291 P4 0,0769 0,6578 27,3142 1,0359 Winner 0,2644 0,6909 27,4378 0,9200 Mom26 Loser -0,3663 0,7443 27,0419 1,5862 P2 -0,1316 0,6794 27,2179 1,2730 P3 -0,0125 0,6510 27,2190 1,1386 P4 0,1135 0,6488 27,3224 1,0122 Winner 0,3706 0,7076 27,4972 0,8628 Mom52 Loser -0,5486 0,7514 26,9291 1,8067 P2 -0,2028 0,6734 27,1232 1,3473 P3 -0,0235 0,6411 27,1988 1,1651 P4 0,1612 0,6368 27,3392 0,9896 Winner 0,5117 0,7078 27,5954 0,7947

3.3. Bằng chứng hiệu ứng momentum

3.3.1. Lợi nhuận hiệu ứng momentum

Để kiểm định hiệu ứng momentum, nghiên cứu tiến hành chiến lược có chồng lấn, với hai trường hợp: có trễ 1 tuần và không có trễ, thời gian hình thành danh mục J (J = 1, 4, 13, 26, 52 tuần), và thời gian đầu tư K (K = 1, 4, 13, 26, 52 tuần), với trọng số bằng nhau và trọng số theo giá trị thị trường. Tổng số có 100 chiến lược momentum. Hiệu suất của các danh mục Loser, Winner, WmL trình bày trong Bảng 3.5, Bảng 3.6. Giá trị trong ngoặc là thống kê t.

Bảng 3.5 cho biết tỷ suất sinh lời trung bình của các danh mục Winner, Loser và lợi nhuận của danh mục WmL trường hợp trọng số của các cổ phiếu trong danh mục bằng nhau. Chỉ có trường hợp chiến lược đầu tư với J = K =1 không đạt trung bình lợi nhuận dương, tỷ suất sinh lời có dấu hiệu đảo ngược. Các trường hợp còn lại đều cho thấy các danh mục có tỷ suất sinh lời cao/thấp trong J tuần trước tiếp tục có tỷ suất sinh lời cao/thấp trong K tuần tiếp theo.

Có 49/50 danh mục momentum có lợi nhuận dương, nhưng trong đó chỉ có 31 lợi nhuận dương có ý nghĩa thống kê. Chiến lược thành công nhất trong 64 chiến lược là dựa vào tỷ suất sinh lời 13 tuần gần nhất và giữ trong một tuần, giữa giai doạn hình thành và giai đoạn đầu tư cách nhau 1 tuần, với lợi nhuận 0,34%/tuần. Mặc dù vậy, đây không là chiến lược có rủi ro thấp nhất do giá trị của độ lệch chuẩn của lợi nhuận không nhỏ nhất. Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu có xu hướng đảo chiều trong 1 tuần so với 1 tuần trước đó với 0,02%/tuần. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Jegadesh and Titman (1993, 2001). Hiệu ứng đảo ngược ngắn hạn này là do các cổ phiếu thua tăng giá 0,07%/tuần, và các cổ phiếu thắng tăng yếu với 0,05%/tuần.

Quan sát các danh mục Loser có thể thấy 44/50 danh mục thua có lợi suất âm, có nghĩa phần lớn các cổ phiếu thua tiếp tục giảm điểm, tuy nhiên đều không đáng tin cậy. Các cổ phiếu giảm giá nhiều nhất trong một tuần có thể tăng giá trung bình 0,07% trong tuần tiếp theo. Bên cạnh đó, 49/50 danh mục thắng đạt lợi nhuận dương, có nghĩa hầu hết các cổ phiếu thắng tiếp tục tăng điểm, tuy nhiên cũng không đáng tin cậy, tương tự các cổ phiếu thua. Trong đó danh mục thắng và danh mục thua hình thành trong 13 tuần và đầu tư trong 1 tuần có trễ tương ứng có giảm giá nhiều nhất và tăng giá nhiều nhất. Các danh mục

WmL đạt lợi nhuận dương đáng tin cậy trong khi các danh mục thua và danh mục thắng không có ý nghĩa thống kê chứng tỏ hiệu quả của hiệu ứng đa dạng hóa danh mục đầu tư.

Bảng 3.6 cho biết hiệu suất của các danh mục, trường hợp lấy trọng số là giá trị thị trường của các cổ phiếu. Trừ trường hợp J = K =52, tất cả các danh mục WmL còn lại đều có lợi nhuận dương, trong đó 27/50 lợi nhuận có ý nghĩa thống kê. Chiến lược momentum thành công nhất là dựa vào tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu trong 4 tuần và đầu tư trong 1 tuần kế tiếp với lợi nhuận 0,65%. Với trọng số cổ phiếu theo giá trị vốn hóa thị trường, lợi nhuận chiến lược không có trễ cao hơn chiến lược có trễ với cùng thời gian đầu tư.

Cùng thời gian hình thành danh mục và thời gian đầu tư, các danh mục có trọng số theo giá trị vốn hóa thị trường có lợi nhuận cao hơn nhiều so với trường hợp lấy trọng số bằng nhau, tuy nhiên rủi ro cao hơn do có độ lệch chuẩn lớn hơn. Điều này chứng tỏ yếu tố giá trị thị trường có tác động đến hiệu ứng momentum của cổ phiếu. Nếu danh mục có trọng số bằng nhau thì các cổ phiếu nhỏ và lớn có đóng góp như nhau vào tỷ suất sinh lợi của danh mục. Nhưng nếu danh mục có trọng số theo giá trị vốn hóa thị trường thì cổ phiếu lớn sẽ có đóng góp vào tỷ suất sinh lợi của danh mục nhiều hơn so với cổ phiếu nhỏ. Chứng tỏ cổ phiếu lớn có hiệu ứng momentum mạnh hơn cổ phiếu nhỏ. Hơn nữa, trong Bảng 3.3 các danh mục momentum có thời gian đầu tư 1 tuần không có trễ đều có lợi nhuận trung bình thấp và không có ý nghĩa thống kê; nhưng khi lấy trọng số theo giá trị thị trường, danh mục momentum lại đạt lợi nhuận cao hơn nhiều và có ý nghĩa thống kê. Sự thay đổi này chủ yếu do danh mục thắng. Điều này chứng tỏ các cổ phiếu có quy mô lớn có xu hướng momentum mạnh, và mạnh nhất trong 1 tuần so với tuần trước đó, đặc biệt là các cổ phiếu thắng và có quy mô lớn.

Mặt khác lợi nhuận hiệu ứng momentum chủ yếu do phía bên bán, đóng góp của bên mua gần như không đáng kể. Danh mục thắng đạt lợi nhuận cao nhất nếu dựa vào tỷ suất sinh lời của cổ phiếu trong 4 tuần, đầu tư trong tuần kế tiếp, lấy trọng số theo giá trị thị trường, với tỷ lệ 0,6%/tuần. Cũng giống như Bảng 3.5, lợi nhuận các danh mục thua trong thời gian đầu tư đều không có ý nghĩa thống kê và thậm chí nhận giá trị dương. Một số danh mục thắng không cho lợi nhuận dương có ý nghĩa. Điều này làm nảy sinh câu hỏi, liệu các danh mục có được xây dựng dựa trên những thông tin đáng tin cậy?

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ HIỆU ỨNG MOMENTUM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM2252_011009 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)