Đo lường momentum và các biến số rủi ro của cổ phiếu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ HIỆU ỨNG MOMENTUM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM2252_011009 (Trang 45 - 47)

6. Kết cấu của đề tài

2.2. Đo lường momentum và các biến số rủi ro của cổ phiếu

Mục này trình bày phương pháp đo lường các biến số. Để kiểm định hiệu ứng momentum, cách đo lường momentum của cổ phiếu ở mỗi thời điểm là cần thiết nhất. Ngoài ra, mục này cũng trình bày cách đo lường các nhân tố ảnh hưởng bao gồm giá trị, quy mô, beta từ đó có thể nghiên cứu tác động của các rủi ro này tới hiệu ứng momentum.

2.2.1. Đo lường momentum

Nghiên cứu sử dụng tỷ suất sinh lời gộp, cụ thể Ri t, là tỷ suất sinh lời của cổ phiếu

i ở tuần t được tính theo công thức:

, , , 1 ln i t , i t i t P R P         (2.1)

với Pi t, là giá cổ phiếu i ở tuần t. Momentum trong J tuầncủa cổ phiếu i ở tuần t, kí kiệu

MomJi,t là tỷ suất sinh lời tích lũy của cổ phiếu trong J tuần gần nhất, có nghĩa từ tuần t – J đến tuần t – 1. Cụ thể, , , 1 . J i t i t j j MomJ R    (2.2) Với số liệu tần suất tháng, thông thường các nghiên cứu lựa chọn thời gian tích lũy tính momentum là ba, sáu, chín và 12 tháng (Jegadeesh and Titman, 1993, 2001) hoặc đến 36 tháng (Conrad and Kaul, 1999). Với số liệu tuần, thời gian tích lũy tỷ suất sinh lời có thể là từ 1 tuần đến 52 tuần (Gutierrez and Kelley, 2008).

2.2.2. Đo lường rủi ro thị trường beta

Đo lường hệ số rủi ro thị trường beta dựa vào CAPM:

Ri t, Rf t, i i(Rm t, Rf t,)i t,. (2.3) Hệ số beta của cổ phiếu i ở tuần t được ước lượng dựa trên số liệu của khoảng thời gian trước đó, bao gồm tuần t. Khoảng thời gian dùng để ước lượng có độ dài là 90 ngày gần nhất (bao gồm ngày sự kiện) và yêu cầu có tối thiểu 50 ngày không bị mất quan sát.

2.2.3. Đo lường quy mô

Giá trị vốn hóa thị trường là thước đo quy mô của một doanh nghiệp. Giá trị vốn hóa thị trường là tổng giá trị của tất cả cổ phần của công ty đó. Do đó vốn hóa thị trường

được tính bằng cách lấy tổng số cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường nhân với giá của cổ phiếu. Vốn hóa thị trường của cổ phiếu i ở tuần t, kí hiệu MktCapi,t, là tích số cổ phiếu

i đang lưu hành và giá cổ phiếu i cùng ở thời điểm t.

Mặt khác, Fama and French (1993) sử dụng vốn hóa thị trường vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng sáu trong mỗi năm, và giữ giá trị này không đổi trong các tháng tiếp theo cho đến tháng năm của năm sau. Cách tính này có ưu điểm không bị ảnh hưởng biến động ngắn hạn của giá cổ phiếu, và tránh gây ra tương quan chuỗi giữa giá trị vốn hóa thị trường và tỷ suất sinh lời của cổ phiếu. Cụ thể, tích số cổ phiếu đang lưu hành và giá cổ phiếu cuối tháng 6 được coi là giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu từ tháng 6đến tháng 12 trong cùng năm và tháng 1 đến tháng 5 trong năm sau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Gilbert và cộng sự (2009) dựa vào giá trị vốn hóa thị trường cuối tháng 12 để làm cơ sở hình thành danh mục không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu mô hình định giá. Vì thế, khi hình thành danh mục để tính nhân tố rủi ro quy mô trong mô hình Fama – French, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu

i vào cuối tháng 12 năm trước để ước lượng giá trị vốn hóa thị trường ở tuần t, kí hiệu

, .

FF i t

MktCap

Do chênh lệch lớn giá trị vốn hóa thị trường giữa các cổ phiếu có thể giảm khả năng phân tích hồi quy của các mô hình chéo, chúng tôi lấy logarit cơ số tự nhiên của giá trị này để đại diện cho quy mô của doanh nghiệp. Kí hiệu và công thức như sau:

Sizei t, ln(MktCapi t,) (2.8) và

Sizei tFF, ln(MktCapi tFF, ). (2.9)

Biến quy mô theo công thức (2.8) được dùng trong hồi quy Fama – MacBeth và

hình thành danh mục hai biến, trong khi biến quy mô theo công thức (2.9) hình thành danh mục quy mô tính để tính nhân tố rủi ro quy mô trong mô hình định giá Fama – French (Fama and French, 1993; Bali và cộng sự, 2017).

2.2.4. Đo lường giá trị

Giá trị của cổ phiếu được đo bởi hệ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường. Hệ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường, kí hiệu Value, là tỷ lệ BE/ME, nó cho biết giá trị sổ sách của cổ phiếu gấp bao nhiêu lần so với giá trị thị trường của cổ phiếu. Công thức như sau:

Value BE ,

ME

 (2.10) trong đó BEME tương ứng là giá trị sổ sách và giá trị thị trường của cổ phiếu. Tỉ lệ này bằng tỉ lệ vốn chủ sổ hữu và giá trị vốn hóa thị trường.

Giá trị vốn hóa thị trường có hai cách đo lường được trình bày trong Mục 2.2.3. Bên cạnh đó, để đo lường giá trị sổ sách, Fama and French (1993) đề xuất trích giá trị vốn chủ sở hữu từ bảng cân đối kế toán của công ty được báo cáo trong năm tài chính của năm trước. Fama và French cho rằng độ trễ này ảnh hưởng không đáng kể đến các phân tích thực nghiệm và thời gian trễ đảm bảo cho thông tin đủ tác động tới hành vi nhà đầu tư. Để phù hợp với thị trường Việt Nam, chúng tôi lấy dữ liệu vốn chủ sở hữu vào cuối tháng 12 của năm trước. Do đó có hai cách đo lường giá trị cho cổ phiếu tương ứng sử dụng để hồi quy và phân tích danh mục.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ HIỆU ỨNG MOMENTUM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM2252_011009 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)