6. Kết cấu của đề tài
1.2.2. Giới hạn giao dịch chênh lệch giá
Theo lý thuyết tài chính chuẩn tắc, các nhà đầu tư hợp lý sẽ khai thác mọi cơ hội có lợi nhận được quan sát trên thị trường và giao dịch chênh lệch giá sẽ không có rủi ro (Montier, 2002). Định giá sai chỉ có thể tồn tại tạm thời, thời gian điều chỉnh về giá cơ bản sẽ cực kỳ ngắn và không đáng kể so với thị trường nói chung. Tuy nhiên, De Long
và cộng sự (1990b) cho rằng cơ hội giao dịch chênh lệch giá có thể có rủi ro và ngăn cản điều chỉnh giá về giá trị cơ bản. Như vậy, lý thuyết tài chính hành vi cho rằng sai lệch giá có thể tồn tại trong thời gian dài do giới hạn của việc giao dịch chênh lệch giá.
Đồng ý rằng nếu thị trường hiệu quả, giá cổ phiếu ở mức hợp lý, thì nhà đầu tư không có cơ hội kiếm lời dễ dàng. Nhưng ngược lại không nhất thiết đúng. Nếu giới hạn giao dịch chênh lệch giá đúng thì không có cơ hội có lợi nhuận bất thường không nhất thiết ngụ ý thị trường là hiệu quả.
Có 3 vấn đề chính về giới hạn giao dịch chênh lệch giá.
1.2.2.1. Rủi ro cơ bản (fundemental risk)
Theo Bodie và cộng sự (2017) rủi ro cơ bản hay rủi ro đến từ việc không thể đoán trước giá cổ phiếu trong tương lai, ám chỉ nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể “thua ngay trên chính quyết định của mình”. Giả sử rằng cổ phiếu đang được bán trên thị trường với mức giá cao hơn mức giá kỳ vọng, nhà đầu tư có thể thực hiện bán khống với hi vọng kiếm lời trong tương lai khi giá giảm về mức giá cân bằng. Nhưng họ chịu rủi ro khi giá cổ phiếu tiếp tục tăng cao, và tình trạng này tồn tại lâu hơn mức mà nhà đầu tư có thể duy trì. Họ chịu đựng tâm lý mất mát do chính quyết định của mình và nó cản trở ý định kinh doanh chênh lệch giá. Dẫn đến kinh doanh chênh lệch giá không xảy ra và đẩy giá đi xa giá trị cơ bản.
1.2.2.2. Chi phí thực hiện (implementation costs)
Một tiếp cận đơn giản về vấn đề này như sau, hàng triệu nhà đầu tư nhỏ không hẳn ai cũng có kiến thức và thông tin để thực hiện kinh doanh chênh lệch giá. Chính vì khó có thể xác định được thời điểm và mức giá giao dịch nên các nhà đầu tư này thường gửi tiền của mình cho một tổ chức hoặc các cá nhân chuyên nghiệp để đầu tư thay họ. Điều này làm nảy sinh vấn đề về mối quan hệ đại diện và phát sinh một chi phí là chi phí giao dịch.
Ngoài ra việc khai thác cơ hội giá đang được giao dịch ở mức cao hơn hợp lý có thể gặp trở ngại, do bán khống cổ phiếu đòi hỏi nhà đầu tư phải mất phí.
1.2.2.3. Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lý (noise trader risk)
Giả sử thị trường chỉ có hai nhóm người tham gia: những người kinh doanh chênh lệch giá hợp lý là những nhà đầu tư có hiểu biết và hành động khôn ngoan, và người hành động không theo quy luật nào, tạm gọi là nhà đầu tư bất hợp lý hay nhà đầu tư giao dịch cảm tính, hay nhà đầu tư giao dịch theo tiếng ồn (noise traders). Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lý, được giới thiệu bởi De Long và cộng sự (1990a), sau đó được
nghiên cứu thêm bởi Shleifer và Vishny (1997a), là rủi ro mà việc định giá sai do các nhà đầu tư bất hợp lý gây ra trong ngắn hạn.
Theo De Long và cộng sự (1990a), sự xuất hiện những nhà đầu tư bất hợp lý này làm cản trở những nhà giao dịch chênh lệch giá hợp lý, bởi họ làm cho giá cả biến động một cách khó đoán và không liên quan đến dòng thông tin hay một quy luật nào. Những giao dịch mang tính ngẫu nhiên theo cảm tính của nhà đầu tư không hợp lý đẩy giá trị tài sản ra xa giá trị cơ bản của nó. Việc kinh doanh chênh lệch giá của các nhà đầu tư khôn ngoan không thể thực hiện được và sự điều chỉnh giá không còn tác dụng nữa, giá cổ phiếu sai lệch càng lớn ra thay vì co hẹp lại. Vì nhà đầu tư hợp lý không thích rủi ro và nếu có thời gian đầu tư ngắn, họ sẽ miễn cưỡng khai thác sự sai lệch trên thị trường và tiếp tục định giá sai thay vì điều chỉnh về giá cơ bản.