6. Kết cấu của đề tài
3.1. Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam
Giai đoạn hình thành của thị trường chứng khoán Việt Nam 2000 – 2005
Giai đoạn 2000 – 2005 là giai đoạn sơ khai của thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK Việt Nam). Ngày 28/7/2000, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động với hai mã cổ phiếu giao dịch là REE của Công ty cổ phần cơ điện lạnh, và SAM của Công ty cổ phần SAM Holdings. Ngày 08/3/2005, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức khai trương với việc tổ chức đấu giá cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên là Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Sau 5 năm, Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có 32 mã, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội có 9 mã. Tuy nhiên trong giai đoạn này số lượng và quy mô các cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên thị trường còn hạn chế, vốn hóa thị trường chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ của GDP, từ 0,28% năm 2000 tăng lên 1,11% cuối năm 2005.
Giai đoạn này đánh dấu làn sóng cổ phần hóa và tham gia niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp lớn. Năm 2006, quy mô thị trường có bước nhảy vọt mạnh mẽ, đạt 22,7% GDP và con số này lên đến trên 43% vào năm 2007. Số lượng công ty niêm yết tăng từ 41 năm 2005 lên lần lượt là 187 và 250 vào năm 2006 và 2007. Luật Chứng khoán được ra đời năm 2006, chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007, đã giải quyết được nhiều bất cập và xung đột với các văn bản pháp lý khác. TTCK Việt Nam có khả năng hội nhập hơn với các thị trường vốn khu vực và quốc tế.
Giai đoạn khủng hoảng 2008
Sau giai đoạn phát triển bùng nổ của thị trường chứng khoán năm 2007. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, cùng với áp lực bán kỹ thuật sau thời gian dài tăng trưởng khiến TTCK Việt Nam sụt giảm mạnh mẽ. Trong tháng 2 và tháng 3 năm 2008, liên tiếp nhiều ngày chứng kiến chỉ số VN-Index giảm khoảng 4%. Từ ngày 02/01/2008 đến ngày 31/3/2008, VN-Index giảm hơn 40%, từ 921 điểm xuống 516,85 điểm. Nhờ các biện pháp ổn định thị trường của các cơ quan quản lý, đầu tháng 4 thị trường có 10 phiên tăng giá, nhưng sau đó lại rơi vào giai đoạn suy giảm kéo dài; tới ngày 11/6/2008, VN-Index chỉ còn 370,45 điểm. Trong tháng 7 và tháng 8 thị trường phục hồi, VN-Index tăng cao nhất tới 561,85 điểm. Tuy nhiên sự kiện Lehman Brothers phá sản vào giữa tháng 9 khiến thị trường giảm sâu trong ba ngày 16/9/2008 –
18/9/2008; và còn giảm cho tới tận tháng 3/2009, khi đó VN-Index xấp xỉ 250 điểm.
Giai đoạn phục hồi và phát triển 2009 – 2021
Mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng 2008, các chỉ số thị trường giảm mạnh, tuy nhiên số lượng công ty niêm yết vẫn tăng hàng năm. Đặc biệt, TTCK phát triển mạnh từ đầu năm 2016, đến ngày 20/4/2018, VN-Index tăng hơn 100%, từ 574,41 điểm tăng tới 1199,96 điểm. Tuy nhiên, sau đó khoảng hai năm, VN-Index giảm 45% về mức 662,53% vào ngày 31/3/2020.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường trải qua nhiều phiên giảm sâu khi đón nhận thông tin về các ca nhiễm bệnh, ngày 9/3/2020 giảm 6,28% và đỉnh điểm giảm 6,67% vào ngày 28/1/2021, đây là phiên tệ nhất trong lịch sử 20 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều đó cho thấy tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng sâu sắc, nhà đầu tư lo sợ dịch bệnh có ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế, nó chi phối đến diễn biến của thị trường. Từ đầu tháng 8/2020 đến nay, sau nhiều lần ngăn chặn thành công và kiểm soát được dịch bệnh, TTCK hồi phục và tăng trưởng liên tiếp. Hiện nay chỉ số VN-Index dao động quanh mốc 1200 điểm. Tính đến quý I/2021, TTCK có 1667 mã chứng khoán
giao dịch gồm 403 mã trên HOSE, 356 trên HNX và 908 mã trên UPCoM. Giá trị vốn hóa niêm yết đạt hơn 4,46 triệu tỉ đồng và đạt khoảng 70,95% GDP năm 2020.
Hình 3.1. Chỉ số VN-Index
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của các tác giả